Chương 2
CẦU NGUYỆN
LÀ HIỆP THÔNG VỚI THIÊN CHÚA
Lời Chúa:
- 2 Samuel 7: 18-29
- Matthêu 26: 36-42
- Luca 6: 12-162
- 2 Corintô 13: 5-9
Tóm Lược:
1. Chúa Giêsu là gương mẫu cầu nguyện vì Người luôn thông hiệp cùng Chúa Cha.
2. Cầu nguyện nhắc chúng ta nhớ rằng chúng ta cùng làm việc với Chúa.
3. Cầu nguyện không bao giờ chỉ để nuôi dưỡng cá nhân mình mà thôi. Đời sống cầu nguyện của mỗi người chúng ta phải luôn luôn mang hoa trái trong hành động.
4. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu luôn hướng tới việc làm theo Thánh ý Chúa Cha.
5. Việc làm và lời cầu nguyện được đan dệt nhau. Cả hai kết hợp theo chiều dọc (với Thiên Chúa) lẫn chiều ngang (với loài người) trong đời sống.
Như chúng tôi đã nói, mặc dầu Chúa Giêsu kêu gọi mọi người hãy theo Chúa, nhưng Chúa không hề bỏ đi sứ điệp của Người. Chúa luôn kêu gọi mọi người hãy thực thi các lý tưởng cao nhất nếu được. Không phải ai cũngđược gọi làm thành phần của Nhóm Mười Hai cả đâu nhưng hết thảy mọi người đều được kêu gọi hãy nên trọn lành và nên thánh. Đối với công tác Cursillo cũng vậy. Mỗi người phải biết nhận ra tiếng gọi riêng mình. Từ đó chúng ta đều được gọi để thực thi Ngày Thứ Tư của chúng ta thật trọn vẹn, nhưng chỉ có vài người được gọi để thi hành công việc đặc biệt của Phong Trào Cursillo. Không phải ai cũng được gọi tới Trường Lãnh Đạo cả đâu. Chúng ta không bao giờ có thể bỏ đi các nguyên tắc của Cursillo hoặc Trường Lãnh Đạo chỉ vì sợ rằng tất cả mọi người không được vào. Vậy thì làm cách nào chúng ta nhận thức được là Chúa muốn chúng ta phục vụ ở đâu. Câu trả lời thật đơn giản - nhờ cầu nguyện.
Khi chúng ta nhìn vào Chúa Giêsu, chúng ta thấy Người là mẫu gương cầu nguyện toàn hảo. Trước bất cứ quyết định nào quan trọng, Chúa Giêsu cũng dành thời giờ ra riêng một mình để cầu nguyện với Chúa Cha. Chúng ta được biết: trước khi khởi sự sứ mạng công khai của mình, Chúa Giêsu được Chúa Thánh Thần thôi thúc đi vào hoang địa bốn mươi ngày. Trước khi chọn nhóm Mười Hai, Chúa cầu nguyện. Trước khi thực hiện chặng đường dài dẫn tới đồi Calvariô, Chúa cầu nguyện. Trong Phúc âm Thánh Luca, đoạn 6: câu II: việc cầu nguyện của Chúa Giêsu với Chúa Cha được mô tả như là một sự "Hiệp Thông" với Chúa Cha. "Hiệp Thông" là một từ ngữ rất hay. Giống như từ ngữ "Cộng Đồng", tiếng "Hiệp Thông" có nghĩa là cùng làm việc với nhau. Cầu nguyện không chỉ đáp ứng thỏa mãn cá nhân và nuôi dưỡng cho riêng mình. Việc cầu nguyện nào chỉ nuôi dưỡng cá nhân chúng ta thôi thì nó chỉ là thứ cầu nguyện nửa vời. Lời cầu nguyện của chúng ta cũng phải nuôi dưỡng kẻ khác nữa nhờ việc chúng ta sống chứng nhân tông đồ và nỗ lực loan truyền Tin Mừng. Trong vườn Giệtsêmani, chúa Giêsu cầu nguyện để Người có đủ sức mạnh cần thiết mà chu toàn nghĩa vụ cao cả cuối cùng của Người là hy sinh trên cây Thập giá. Vua David cầu nguyện để hoàn thành các bổn phận mình là tôi tớ xứng đáng của Thiên Chúa. Thánh Phaolô cầu nguyện xin sức mạnh của Ý Chúa giúp Ngài và giúp chúng ta chu toàn điều chính đáng và sống công chính.
Cầu nguyện không chỉ đơn thuần là một việc làm cá nhân. Cầu nguyện không phải chỉ là cầu "cho tôi" mà thôi. LM David Knight, tác giả quyển His Way – An Everyday Plan ForFollowillg Jesus (Con Đường của Người - Một Chương Trình Hằng Ngày để Theo Chúa) có đề cập đến "sự gặp gỡ trong cầu nguyện" mà ngài mô tả như là "suy niệm lời Chúa cho đến khi nào chúng ta đạt tới những quyết định thay đổi đời sống chúng ta... Lời cầu nguyện nào không tác động được đời sống chúng ta thì không phải là lời cầu nguyện, cho dù nó có cho ta cái cảm giác thế nào đi nữa." (His Way. p.66). Do vậy mà Sùng Đạo và Học Đạo không thể tách rời khỏi việc Hành Đạo. Nếu chúng ta không làm chứng nhân tông đồ, thì sự cầu nguyện của chúng ta chỉ thu hẹp vào một thứ thao tác hoàn toàn ích kỷ. Nó giống như người ta "ăn kiêng" trong Mùa Chay. Không phải vì có ý ăn chay hãm mình, mà chỉ vì muốn xuống cân! Phần Chúa Giêsu Người không bao giờ cầu nguyện cho riêng bản thân Người… Lời cầu của Người luôn hướng tới việc thực thi công việc và thánh ý Chúa Cha.
“Trong niềm hiệp thông" - đó là tâm điểm của cầu nguyện: Hiệp với Chúa, và vì Chúa giúp chúng ta thực hiện NướcChúa. Cầu nguyện là hiệp lòng với Chúa. Bất cứ việc gì làm cho Chúa cũng đềubắt đầu bằng cầu nguyện, kết thúc trong cầu nguyên và được nâng đỡ nhờ cầunguyện. Cũng nên lưu ý là chữ “Liturgy" (phụng vụ) có nghĩa là việclàm". Phụng vụ của bất cứ loại nào đều là phục vụ Chúa để nuôi dưỡng chúngta phục vụ tha nhân. Hãy nhận xét chữ "palanca" xem. Palanca là một thí dụ chính xác của cầu nguyện vốn là một phần của công việc Chúa làm. Chúng ta thực hiện một vài hy sinh cho kẻ khác - đó là tâm điểm của palanca. Cũng vậy, khi chúng ta xem việc cầu nguyện là việc Chúa, thì công việc chúng ta làm trên thế gian này sẽ không còn là gánh nặng mà cũng không phải là chuyện lặt vặt nữa. Việc chúng ta làm là do tiếng Chúa mời gọi, và việc ấy càng được tiếp tục càng nuôi dưỡng sự cầu nguyện được liên lỉ hầu giúp chúng ta tiếp tục hoán cải. Việc làm và cầu nguyện được đan dệt với nhau theo chiều dọc (với Thiên Chúa) và chiều ngang (với tha nhân) trong đời sống thiêng liêng của chúng ta. Nếu chúng ta sẵn sàng đón nhận lời kêu gọi làm người lãnh đạo Cursillo, thì sự cầu nguyện và việc học hỏi sẽ là trợ lực cho công việc của Phong Trào Cursillo. Cuộc sống tâm linh phong phú mà thôi chưa đủ. Chúng ta cần những Kitô hữu làm lãnh đạo chẳng phải vì họ có cuộc sống tâm linh phong phú, mà vì họ là những người lãnh đạo sẵn lòng đặt ra các tiêu chuẩn khả dĩ phục vụ được Cursillo, Giáo Hội và thế giới theo tinh thần Kitô giáo.
Câu Hỏi Để Suy Niệm/ Thảo Luận
1. Cầu nguyện mà không có việc làm thì giống như cái gì? Làm việc lành mà thiếu đời sống cầu nguyện thì việc lành ấy sẽ là cái gì?
2. Tiếng "phụng vụ” (Liturgy) nguyên bởi tiếng Hy Lạp có nghĩa là "việc làm". Phụng vụ trong “Phụng Vụ Lời Chúa” và trong "Phụng Vụ Thánh Thể” bao hàm ý nghĩa gì?
3. Nếu cầu nguyện và việc làm cùng đi với nhau. Tay trong tay. thì "cộng đồng" lúc cầu nguyện mang ý nghĩa gì?
4. Palanca liên quan thế nào với sự kiện chúng ta làm việc Chúa?