Chương 3
KHIÊM NHƯỜNG VÀ PHỤC VỤ
Lời Chúa:
- Luca 17: 7-10
- Thư gửi Giáo Đoàn Philipphê 2: 5-11
Tóm lược:
1. Chúa Giêsu được siêu tôn là Đấng Thiên Sai, Người cũng được gọi để thi hành một sứ mạng phục vụ.
2. Do bởi được siêu tôn là Đấng Thiên Sai mà Chúa Giêsu đã phải vật lộn với những cơn cám dỗ xúi giục lòng tham.
3. Chúa Giêsu chỉ cho ta thấy khi "giũ bỏ" chính mình, chúng ta chẳng mất gì cả, nhưng thực ra là được lời lãi rất nhiều.
4. Trách nhiệm của người lãnh đạo càng lớn, tiếng gọi phục vụ càng cao trọng.
Thật sự lắng nghe với hết tâm hồn mình là điều thiết yếu trong bất kỳ tiến trình nhận thức nào. Như chúng ta đã suy niệm về tiếng Chúa gọi chúng ta và học hỏi Kinh Thánh, chúng ta cần phải lắng tai nghe với hết tâm hồn để hiểu Lời Chúa liên hệ trực tiếp tới đời sống chúng ta như thế nào. Thánh Kinh có tác động gì trên chúng ta? Cần phải tiếp cận với Kinh Thánh bằng cách này bởi vì chúng ta chẳng phái chỉ tiếp xúc với các ý niệm thần học và triết học, mà tiếp xúc với chính Ngôi Lời sống động, nhập thể trong con người Chúa Giêsu Kitô: và vì vậy chúng ta nhìn vào Chúa Giêsu như là mẫu gương và là người hướng dẫn chúng ta. Nơi con người Chúa Giêsu. chúng ta tìm ra tấm gương phục vụ và khiêm nhường cho tất cả những ai sẵn sàng đáp lại tiếng Chúa gọi.
Khi chịu phép Rửa, Chúa Giêsu lắngnghe tiếng gọi của Chúa Cha và nhận lãnh sứ mạng từ nơi Chúa Cha. Lúc có tiếng từ trời phát ra rằng "Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người” thì con đường Chúa Giêsu sẽ đi đã được Chúa Cha hoạch định. Tiếng gọi của Chúa Cha là một tiếng gọi đặc biệt, Chúa Giêsu chẳng phải chỉ được Chúa Cha gọi để đilàm Ngôn Sứ và Thầy dạy, mà còn để làm Đấng Thiên Sai và làm Chúa chúng ta. Đây quả là một tiếng gọi hết sức khác thường đến nỗi Chúa Giêsu đã không khởi sự tức thời tác vụ rao giảng công khai của mình, song Người đã đi vào hoang địa để cầu nguyện và nhận thức lời gọi trọng đại này có ý nghĩa gì. Bạn hãy tưởng tượng xem điều gì đã xảy ra trong chính tâm trí của Chúa Giêsu lúc bấy giờ. Người được gọi để làm Đấng Thiên Sai. Đấng Cứu Chuộc nhân loại.Làm Đấng Thiên Sai quả là một vai trò vô cùng khó khăn, và một công tác nặng nề. Kêu gọi một người làm Đấng Thiên Sai phải chăng cũng bao gồm những câu hỏi về quyền bính, về tư cách lãnh đạo và về quyền lực của người đó. Chúa Giêsu chẳng những được gọi làm Đấng Thiên Sai, mà đồng thời còn được gọi phục vụ Thiên Chúa. Một cách nào đó Chúa Giêsu đã cùng một lúc kết hợp hài hòa quyền lực cùng uy nghi của một Đấng Thiên Sai với nhu cầu phải trở nên người phục vụ khiêm nhường.
Theo tôi, rõ ràng Chúa Giêsu đã đi vào hoang địa để vật lộn với quyền bính. Đang khi được Gioan làm phép rửa, Người đã được cả Gioan lẫn Thiên Chúa nói cho biết Người là Đấng Thiên Sai “Tôi là Đấng Thiên Sai à?” Dường như Chúa Giêsu đã tự hỏi mình như thế. Là Đấng Thiên Sai vậy thì tôi được sai đi đâu?Tốt hơn là tôi nên ra đi một mình và suy nghĩ lại.
Thế là Chúa Giêsu đi vào hoang địa để trực diện với các vấn đề đặt ra... Và bấy giờ, khi đã dứt bỏ mọi cơn cám dỗ, là khi đã giũ sạch mọi tham vọng ra khỏi mình, lập tức Chúa Giêsu rời khỏi nơi hoang vắng trống rỗng này để ra đi rao giảng với đầy đủ quyền bính Thiên Chúa ban cho.”
Chúa Giêsu được ban thiên tính,nhưng Thánh Phaolô bảo cho chúng ta biết, Chúa đã không “bám chặt" vào tư cách ấy, nhưng Người đã "giũ sạch" chính mình. Trong nơi hoang địa Chúa Giêsu đồng quan điểm với điều mà tất cá các người lãnh đạo thật ra phải nghĩ đến: nguy cơ của quyền bính, là vì quyền bính đến cùng lúc với cơn cám dỗ xúi giục lòng tham. Chúa Giêsu được ban cho một tư cách cao trọng đến nỗi Người nghĩ rằng điều trước tiên Người phải làm là giũ sạch mình khỏi mọi thứ kiêu căng và tham vọng. Nếu không, Người không thể nào thật sự phục vụ Thiên Chúa được. Tuy nhiên, việc tự dứt mình ra khỏi lòng tham, nói thì dễ hơn làm. Bàn về cơn cám dỗ xúi giục lòng tham đến với mỗi người như thế nào trong mọi vai trò lãnh đạo, kể cả phần đạo lẫn phần đời, Tiến sĩ Peck nói:
Như thế, tôi đã nói về việc Chúa Giêsu giũ sạch mình khỏi lòng tham khiến Người có thể hoặc là tràn đầy quyền năng Thiên Chúa hoặc là một kho trống để tiếp nhận thần khí và sự khôn ngoan của Thiên Chúa… Quả là điều khó hiểu – những người có ơn gọi thi hành quyền lực nào đó thường là những người tự bản chất đã có óc tham vọng. ThiênChúa không mời gọi ai vào vai trò lãnh đạo mà ít ra không cho người ấy nếm chút mùi quyền uy.
Khi Thiên Chúa kêu gọi người ta làm người lãnh đạo, Người làm như thế vì thấy những ân huệ đặc biệt mà các người lãnh đạo có được có thể giúp họ thực hiện công việc loan truyền Tin Mừng của Chúa. Rủi thay, nếu những ân huệ ấy không được sử dụng đúng đắn, "quyền lực" được ban cho, có thể được sử dụng để chống lại công việc của Thiên Chúa. Khi đề cập đến bất cứ loại lãnh đạo nào, hoặc vị trí "quản trị"nào. Tiến Sĩ Peck lập luận:
“Nhưng trước khi nhận lãnh một vị trí lãnh đạo với đầy đủcách thức của nó, nhà quản trị phải mạnh mẽ thanh lọc hương vị lãnh đạo đi đã. Khi định nghĩa tham vọng như là sự khao khát quyền lực cho chính mình, vì lợi ích riêng, nhà quản trị lúc bấy giờ sẽ phải cởi bỏ mọi thứ để chỉ còn giữ lại lòng khao khát phục vụ kẻ khác mà thôi. Chỉ có như vậy nhà quản mới trở thành một người lãnh đạo phục vụ thật sự.”
Khi nói về lãnh đạo và phục vụ, Tiến Sĩ Peck chỉ nói về môi trường kinh doanh và thế giới phần đời, vậy mà ngay cả trong lãnh vực trần tục, TS Peck vẫn cho rằng, người lãnh đạo chân thật phải là một người phục vụ. Nếu điều đó đúng với người lãnh đạo trong thế giới phần đời: thì nó càng đúng hơn biết bao đối với kẻ được mời gọi phụng sự Thiên Chúa. Một người làm tông đồ phải tự mình giũ sạch khỏi mọi tham vọng và phải sử dụng quyền hành của mình cho Thiên Chúa và cho công việc của Người. Chắc bạn còn nhớ dụ ngôn trong Phúc âm Thánh Luca chứ? Sau khi đã làm việc cực nhọc cả ngày và đã thấm mệt vì những công việc lặt vặt trong ngày, người đầy tớ vẫn còn phục vụ chủ mình. Người đầy tớ chẳng được ghi công hay khen ngợi, mà chỉ là một ngươi "đầy tớ vô dụng" đang làm bổn phận mình. Trong khi ấy tất cả chúng ta đều thích được nhìn nhận. Nếu chúng ta làm việc cho Chúa thì chúng ta phải sẵn sàng chu toàn nhiều công việc của chúng ta mà không đòi hỏi một lời cám ơn, một sự ghi công hay một lời khen ngợi. Nếu chúng ta tìm kiếm tất cả những thứ ấy, thì có ngày chúng ta sẽ khám phá ra một sự thật đáng buồn là những sự nhìn nhận, khen tặng như thế đều là nông cạn. Tôi luôn luôn nhận được những lời khen tặng cho các bài giảng của tôi. "ồ! Thưa Cha, bài giảng Cha thật là hay; ồ Thưa Cha, ước gì được nghe Cha giảng suốt cả ngày? Vân vân.. Thoạt đầu. tôi lấy làm khoái chí: nhưng rồi tôi đã nhanh chóng nhận ra rằng, người ta "thích" hay “không thích" bài giảng của tôi, điều ấy chẳng hệ gì cả. Chúa giao phó cho tôi rao giảng Lời Chúa,rao giảng sự thật thì không cứ gì "được thích" hay "không được thích''. Được khen ngợi hay không được khen ngợi. Đó chẳng phải là thước đo sức mạnh bài giảng của tôi. Tôi nhớ lại mình có xem phim "Mass Appeal", trong phim ta thấy LM chánh xứ già bảo rằng ngài cố giảng những bài giảng nào được người ta ưa thích bởi vì chỉ có “những bài giảng ấy và rượu mới làm cho tôi cảm thấy ấm lòng." Đó có phải là tài lãnh đạo chân chính không? Chắc là không? Chúng ta không làm việc Chúa cho bản thân chúng ta mà là chochính Chúa. Đó là việc của Chúa, chứ không phải của chúng ta!
Có hai loại quyền lực. Loại thứ nhất là thứ quyền lực vì quyền lực, một thứ quyền lực đè đầu cưỡi cổ người ta. Loại quyền lực thứ hai là thứ quyền lực nhằm ban năng quyền cho người khác - thứ quyền lực có thể làm cho kẻ khác trở nên có tinh thần trách nhiệm hơn và sẵn sàng chịu trách nhiệm về việc mình làm. Chính loại quyền lực thứ hai này được Thiên Chúa trao ban cho các người lãnh đạo và các người làm việc tông đồ. Quyền lực ấy phải được chia sẻ, chứ không được tích trữ. Trong thư gửi giáo hữu PhiliphêThánh Phaolô nói rằng, Chúa Giêsu đã trải qua một "kenosis" - tự tước bỏ mình. Chúa Giêsu tự trút bỏ tất cả những gì thuộc về Người và cả những gì dành riêng cho Thiên tính của Người. Điều nghịch lý là khi tự tước bỏ mình.Chúa Giêsu đã chẳng mất gì hết. Người đã không hề mất đi quyền năng hay uy nghi thiên tính của mình. Thật vậy. Thánh Phaolô nói với chúng ta rằng, Thiên Chúa đã “siêu tôn" Chúa Giêsu và đã nâng Người lên Ngôi Chí Tôn. Chúa Giêsu không giữ lấy quyền năng của mình cho chính mình. Người tự giũ sạch mình khỏi mọi danh vọng. Ở đây chúng ta có được một bài học cho tất cả những ai nhận lãnh tiếng gọi làm môn đệ Chúa. Lắm khi chúng ta thấy. "ai làm chủ tình hình".kẻ ấy có quyền lực và quyền bính. Tuy nhiên. hãy nhớ rằng quyền lực càng lớn, lời gọi phục vụ càng trọng đại. Do vậy mà các tài liệu Công Đồng Vaticanô II nhắc nhở chúng ta rằng. Huấn Quyền của Giáo Hội '- Magisterium - không phải là cao vượt mọi thứ đâu - Giáo Hội phải phục vụ Phúc âm trước. "Quyền Giáo Huấn này không vượt lên trên Lời Chúa, nhưng để phục vụ lời Chúa. Nếu chúng ta được gọi để làm người lãnh đạo Kitô hữu. chúng ta phải phục vụ mọi người chúng ta gặp trong các môi trường chúng ta sống. Chúng ta được gọi phục vụ PT Cursillo xuyên qua Trường Lãnh Đạo đó không phải là một sự kêu gọi “cao hơn", mà là một sự dấn thân phục vụ nhiều hơn. Phục vụ ở Văn phòng Điều Hành không có nghĩa là ngồi ở một vị trí "cao hơn" về mặt quyền uy, mà là một lời mời gọi dấn thân hơn và phục vụ nhiều hơn. Người giáo dân giữ vai trò Chủ Tịch VPĐH/GP và vị Linh Hướng không phải là những người ở vị trí "cao hơn", siêu tôn hơn, mà chỉ đơn thuần là người phải phục vụ nhiều hơn những người khác.
Dù với bất kỳ khả năng nào chúng ta được gọi làm người lãnh đạo, chúng ta cũng phải phục vụ. Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta thấy rằng người môn đệ nào theo Chúa cũng đều phải giũ bỏ chính mình.Lý do duy nhất để có quyền lực là giũ bỏ quyền lực, chính vì quyền lực chúng ta có là do Thiên Chúa. Nói như thê' không có ý bảo chúng ta đôi khi không cần được nhìn nhận trong khi thi hành tác vụ, nhưng có một sự khác biệt giữa nhu cầu của con người cần được nhìn nhận với cái khát vọng được nhìn nhận, cái tham vọng về quyền lực. Chúng ta ai cũng cần vài sự hỗ trợ để có được sự tự trọng. Tuy nhiên, cuối cùng vấn đề quan trọng chỉ là việc chúng ta trung thành và hân hoan phụng sự Chúa. Như Tiến sĩ Peck đã vạch, người lãnh đạo tốt là người tự mình sẵn sàng giúp cho kẻ khác có được quyền lực mà không hề để tâm đến việc chia sẻ quyền lực có làm giảm đi quyền lực của mình bằng cách nào đó hay không...
'Như vậy chúng ta đi tới chỗ nghịch lý nghiêm trọng về quyền lực. Lý do duy nhất về mặt dân sự khiến người ta đi tìm quyền lực là vì người ta bị mất quyền lực, trao quyền lực cho ai khác rồi. Cái dấu ấn duy nhất vượt trên mọi dấu ấn khác, để nhận ra người lãnh đạo phục vụ thật sự, chính là người lãnh đạo ấy có giúp cho kẻ khác có được quyền lực hay không. Nhiệm vụ hàng đầu của người quản trị nhân sự là huấn luyện những người kế nghiệp mình càng nhanh càng tốt, không phải chỉ một người kế vị mà nhiều chừng nào tốt chừng ấy. Bạn hãy dùng quyền lực của bạn mà tìm cho ra những người có tài năng để lãnh đạo – và thậm chí lãnh đạo tài ba hơn bạn. Bạn hãy bồi dưỡng tiềm năng của họ bằng tất cả những gì bạn có được, xong rồi rút lui nhường chỗ cho họ'.
Khi chúa Giêsu sắp ngự về trời cùng với Chúa Cha, các môn đệ Người hoảng sợ vì các ngài cảm thấy Chúa bỏ các ngài.Tuy nhiên. Chúa Giêsu biết rằng, lực lượng các môn đệ sẽ gia tăng bao lâu còn có những vị lãnh đạo biết giúp cho những kẻ đi theo các ngài có được quyền lực như các ngài. Công việc của chúng ta trong tư cách là lãnh đạo Kitô hữu hay lãnhđạo Cursillo không phải là khư khư ôm lấy mãi quyền lực, nhưng là triển khai nơi kẻ khác những đức tính mà Thiên Chúa đã tìm thấy nơi chúng ta. Một người lãnh đạo giỏi là người lãnh đạo biết làm thế nào để tìm ra người thay thế. Chúa Kitô, chứ không phải người môn đệ, là tâm điểm của sứ vụ loan truyền Tin Mừng. Chúng ta chỉ là những "đầy tớ vô dụng" đang làm bổn phận mình. Phụng sự Thiên Chúa, như thế đã đủ. Những phần thưởng đến sau đó đều không thể đo lường được.
``Nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em,
thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau``(Ga 13,14)
Câu Hỏi Để Suy Niệm/ ThảoLuận
1. Bằngcách nào chúng ta được gọi “giũ bỏ" chính mình?
2. Làm sao chúng ta phân biệt được nhu cầu cần được nhìn nhận khác với lòng ham muốn được nhìn nhận và được chú ý như thế nào?
3. Tại sao người ta có nhiều quyền lực trong phục vụ hơn là trong việc thi hành uy quyền?
4. Làm sao trao quyền lực cho kẻ khác lại giúp giải thoát chúng ta?
5. Nói một người lãnh đạo Kitô hữu hay lãnh đạo Cursillo phải là người phục vụ có nghĩa là gì?