Lời Chúa CN

THÁNH VỊNH CN PHUC SINH Năm C (Tv 117, 1-2) 27/03/2016

Alleluia

 

1 Muôn nước hỡi, nào ca ngợi CHÚA,
ngàn dân ơi, hãy chúc tụng Người!

2 Vì tình Chúa thương ta thật là mãnh liệt,
lòng thành tín của Người bền vững muôn năm. Ha-lê-lui-a.

 

Nếu phải tóm tắc bài thánh vịnh này, ta có thể nói « Alleluia »! Vì đó là chữ sau cùng mà cũng là lời đầu tiên « nào ca ngợi CHÚA », cụm chữ này tương đương với Alleluia. Chúng ta ở đây được mời gọi đặc biệt ca ngợi Thiên Chúa, không quên rằng đó là mục đích tác giả toàn bài Thánh Vịnh, chữ « chúc tụng » có cùng gốc ngôn ngữ Do Thái với « Alleluia ». Chúng ta cũng biết từ nhỏ bé này (Alleluia) có tầm quan trọng trong các lời kinh phụng vụ Do Thái. « Thiên Chúa đã đem chúng ta từ nô lệ đến tự do, từ ưu phiền đến niềm vui, từ nô lệ đến tự do vì thế hãy tung hô trước thánh nhan Ngài « Alleluia ».

«  Từ nô lệ đến tự do » đó là điều Chúa làm cho dân Ngài chọn, nhưng đừng quên đó cũng là cùng đích cho cả nhân loại, cho tất cả dân khác, Thánh Kinh gọi là muôn dân.

Công trình cứu độ dân của Chúa chỉ là khởi đầu, điều Chúa hứa cho cả nhân loại « Nhờ ngươi, mọi gia tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc », Chúa đã hứa như thế với Áp-ra-ham (St12, 3). Vì lẽ đó cấu trúc bài thánh vịnh này rất đơn giản, nhưng đồng thời cũng rất gợi ý. Ngay câu đầu: « nào ca ngợi CHÚA », câu thứ hai giải thích vì sao: « 2 Vì tình Chúa thương ta ». Nếu chúng ta xét kỹ câu đầu: « 1 Muôn nước hỡi, nào ca ngợi CHÚA ». Vì sao ? Vì kỳ công Ngài thực hiện cho dân Ngài « 2 Vì tình Chúa thương ta thật là mãnh liệt », trong nguyên ngữ câu này có nghĩa « vì Chúa chứng minh cho chúng ta Ngài thương ta thật là mãnh liệt ». Chữ « vì » ở đây thật quan trọng: Khi muôn dân thấy việc Ngài làm cho chúng ta (dân Do Thái), họ sẽ tin. Cũng trong hướng ấy bài thánh vịnh 125 (126) trước đó hát rằng: « Bấy giờ trong dân ngoại người ta bàn tán: Việc Chúa làm cho họ vĩ đại thay » (Tv125, (126) 2c,3a) (Đó là công trình cứu độ khỏi nô lệ Ba-by-lon).

Chúa đã đi bước đầu và loan báo: «23 Ta sẽ biểu dương danh thánh thiện vĩ đại của Ta đã bị xúc phạm giữa chư dân, danh mà các ngươi đã xúc phạm ở giữa chúng. Bấy giờ chư dân sẽ nhận biết chính Ta là ĐỨC CHÚA - sấm ngôn của ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng - khi Ta biểu dương sự thánh thiện của Ta nơi các ngươi ngay trước mắt chúng » (Ed 36,23). Hay hơn nữa: « 36 Bấy giờ chư dân còn sống sót ở chung quanh các ngươi sẽ nhận biết chính Ta là ĐỨC CHÚA, Đấng tái thiết những gì đã bị tàn phá và dựng lại những gì đã bị phá đổ. Chính Ta, ĐỨC CHÚA, Ta đã phán là Ta làm » (Ed 36, 36). Và vua Sa-lô-mon cũng đã từng ước mơ như thế: « 41 Ngay cả với người ngoại kiều, không thuộc về Ít-ra-en dân Ngài…để cho mọi dân trên mặt đất nhận biết Danh Ngài và kính sợ Ngài, như Ít-ra-en dân Ngài và để họ biết là Danh Ngài được kêu cầu nơi Đền Thờ con đã xây lên đây. (1V8, 41-43)

« …nhận biết Danh Ngài », một chương trình vĩ đại! Theo ý nghĩa trong Thánh Kinh, điều này tương đương vi được biết Thiên Chúa là đấng T Bi và Tín Trung như Mô-sê được mặc khải năm nào (Xh 34,6): từ bi và tín trung như nghững trải nghiệm của It-ra-en suốt dòng lịch sử của mình. Đó là ý nghĩa câu 2 của bài Thánh Vịnh: « 2 Vì tình Chúa thương ta thật là mãnh liệt, lòng thành tín của Người bền vững muôn năm ». Cũng trong hướng ấy, bài thánh vịnh 99 (100) hát: « 5 Bởi vì CHÚA nhân hậu, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương, qua bao thế hệ, vẫn một niềm thành tín » (Tv 99, 5)

Bài Tv 116 của chúng ta thuộc về nhóm Tv gọi là Ha-len, gồm các Tv 112 (113) đến 117 (118), nhóm này có chỗ đứng đặc biệt trong phụng vụ It-ra-en: bài này được đọc trong ba cơm lễ Vượt qua sau cùng của Chúa Giê-su, vì thế được hát chiều Thứ Năm Tuần Thánh, và có Tin Mừng theo thánh Mát-thêu và Mác-cô như tiếng vang: « 30 Hát thánh vịnh xong, Đức Giê-su và các môn đệ ra núi Ô-liu » (Mt 26, 30; Mc14,26). Đến phiên chúng ta, chúng ta nói lên mạnh dạn hơn nữa « đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta » (Rm5, 8). Ôi thật đúng như thế, đối với Chúa Giê-su Ki-tô: « 13 Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình » (Ga15, 13). Như thế Chúa Giê-su chứng minh cho đến cùng lòng tín trung của Thiên Chúa: « 16 Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời » (Ga3, 16) .

Thánh Phao-lô giải thích điều này một cách tuyệt vời trong thư gửi tín hữu Rô-ma (Rm 15, 8-12) « 8 Thật vậy, tôi xin quả quyết: Đức Ki-tô có đến phục vụ những người được cắt bì, để thực hiện những gì Thiên Chúa đã hứa với tổ tiên họ, đó là do lòng trung thành của Thiên Chúa.9 Còn các dân ngoại có được tôn vinh Thiên Chúa, thì đó là do lòng thương xót của Người, như có lời chép: Vì thế giữa muôn dân con cất lời cảm tạ, dâng điệu hát cung đàn ca mừng danh thánh Chúa.10 Chỗ khác lại chép: Hỡi chư dân, hãy vui mừng với dân Thiên Chúa!11 Chỗ khác nữa: Muôn nước hỡi, nào ca ngợi Chúa, ngàn dân ơi, hãy chúc tụng Người!12 Ông I-sai-a cũng nói: Từ gốc tổ Gie-sê sẽ xuất hiện một mầm non, một Đấng sẽ đứng lên lãnh đạo chư dân. Chư dân sẽ hy vọng nơi Người ». Trong Đệ Nhị Luật cũng nói: « 43 Hỡi các dân tộc, hãy reo hò mừng dân Chúa » (Đnl 32, 43). I-sa-i-a cũng thế: « 10 Đến ngày đó, cội rễ Gie-sê sẽ đứng lên làm cờ hiệu cho các dân.Các dân tộc sẽ tìm kiếm Người, và nơi Người ngự sẽ rực rỡ vinh quang » (Is11, 10)

***


Ý kiến của bạn


Mã an ninh
Click thay đổi mã khác

Copyright @ 2021 Cursillo Sài Gòn
Ban Biên tập trang Web Cursillosaigon.org
Email: cursillosg2015@gmail.com