Lời Chúa CN

BÀI ĐỌC 2 CHÚA NHẬT XXXII TN Năm C (2Tx 2, 16-3, 5) 06/11/2016

"Chúa làm cho lòng anh em bền vững trong mọi việc làm và lời nói tốt lành"

Trích thư thứ hai của Thánh Phao-lô Tông Đồ gửi tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca

 

16 Xin chính Chúa chúng ta là Đức Giê-su Ki-tô, và xin Thiên Chúa là Cha chúng ta, Đấng yêu thương chúng ta và đã dùng ân sủng mà ban cho chúng ta niềm an ủi bất diệt và niềm cậy trông tốt đẹp,

17 xin các Ngài an ủi và cho tâm hồn anh em được vững mạnh, để làm và nói tất cả những gì tốt lành.

1 Sau cùng, thưa anh em, xin anh em cầu nguyện cho chúng tôi, để lời Chúa được phổ biến mau chóng và được tôn vinh, như đã thấy nơi anh em

2 Xin cũng cầu nguyện cho chúng tôi được thoát khỏi tay người độc ác xấu xa, bởi vì không phải ai cũng có đức tin.

3 Nhưng Chúa là Đấng trung tín: Người sẽ làm cho anh em được vững mạnh, và bảo vệ anh em khỏi ác thần.

4 Trong Chúa, chúng tôi tin tưởng vào anh em: anh em đang làm và sẽ làm những gì chúng tôi truyền.

5 Xin Chúa hướng dẫn tâm hồn anh em, để anh em biết yêu mến Thiên Chúa và biết chịu đựng như Đức Ki-tô.

 

Nhiều khi chúng ta cạn ý để thảo ra các lời nguyện giáo dân trong Thánh Lễ, thì đây là một mẫu rất tốt đẹp! Có đầy đủ tất cả. Trước hết là lời nguyện cho nhau. Tín hữu thành Thê-xa-lô-ni-ca cầu nguyện cho Thánh Phao-lô; và Thánh Phao-lô cầu nguyện cho tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca. Sau đó người đọc lời nguyện chỉ có một mục tiêu: « để lời Chúa được phổ biến mau chóng »

Chúng ta nhận ra nơi đây niềm đam mê Thánh Phao-lô loan báo Lời Chúa cho muôn dân. Chúng ta cũng biết thánh nhân thích hình ảnh cuộc chạy đua. Trong thế giới người Hy-lạp, họ rất ưa thích các cuộc thi đấu trong võ trường, đó là hình ảnh rất quen thuộc. Có thể tưởng tượng một tham dự viên mang Lời Chúa như bó đuốc để đốt lên cho mọi người đi đến tận nơi xa nhất có thể. Người Tông Đồ là phát ngôn viên ( có thể so sánh với cái loa), là chứng nhân duy nhất chạy sau Lời Chúa, vượt qua Ngài rồi sống mãi. Điều này gợi ý một sự so sánh khác : một nhạc sĩ trình bày một tác phẩm, cho mọi người được nghe và ưa thích suốt sự nghiệp của mình, tác phẩm ấy theo người nghệ sĩ. Rồi người ta sẽ quên người nghệ sĩ chỉ còn nhớ đến tác phẩm. Và mọi người sẽ vỗ tay hoan hô tác phẩm ấy hơn người trình bày. Tên của các tác giả lừng danh như Bach hay Mozart, hay Beethoven vẫn còn đó, các nhạc sĩ từng trình bày các tác phẩm của các vị không ai còn nhớ.

Thánh Phao-lô nói rõ : « xin anh em cầu nguyện cho chúng tôi, để lời Chúa được phổ biến mau chóng và được tôn vinh, như đã thấy nơi anh em ». Thánh Phao-lô tìm vinh quang cho Lời Chúa không cho mình. Thật vậy, Lời Chúa được đón nhận một cách khuôn mẫu ở Thê-xa-lô-ni-a. Chúng ta còn nhớ Thánh Phao-lô chỉ ở đấy ba tuần lễ, và chỉ trong thời gian ba tuần thôi một cộng cộng đồng mới đượng ra đời và ngài có thể nói với họ : « 16 Xin chính Chúa chúng ta là Đức Giê-su Ki-tô, và xin Thiên Chúa là Cha chúng ta, Đấng yêu thương chúng ta và đã dùng ân sủng mà ban cho chúng ta niềm an ủi bất diệt và niềm cậy trông tốt đẹp,17 xin các Ngài an ủi và cho tâm hồn anh em được vững mạnh, để làm và nói tất cả những gì tốt lành.» (2Tm2, 16-17).

Trong thư thứ hai gửi tín hữu thành Thê-xa-lô-ni-a, Thánh Phao-lô rất ngạc nhiên phấn chấn thấy Chúa đã tin cậy trong lúc ngài chưa làm được điều chi để xứng đáng : « 12 Tôi tạ ơn Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta, Đấng đã ban sức mạnh cho tôi, vì Người đã tín nhiệm mà gọi tôi đến phục vụ Người.13 Trước kia, tôi là kẻ nói lộng ngôn, bắt đạo và ngạo ngược, nhưng tôi đã được Người thương xót, vì tôi đã hành động một cách vô ý thức, trong lúc chưa có lòng tin» (1Tm1, 12-13). Lần này, chính Thánh Phao-lô đặt tin tưởng nơi những tân tòng thành Thê-xa-lô-ni-ca mặc dù họ chưa có thời gian để chứng tỏ ra xứng đáng. Nhưng thực ra không phải thánh nhân đặt tin tưởng chỉ nơi họ mà thôi mà vào những tân tòng này với sự trợ giúp của Thiên Chúa...Có lẽ chúng ta khó tin tưởng nơi người khác vì chúng ta quên rằng Chúa đang tác động nơi họ…

Sau cùng lời cầu nguyện của Thánh Phao-lô được hướng dẫn bởi vì ngài xác tín rằng : « Chúa là Đấng trung tín: Người sẽ làm cho anh em được vững mạnh, và bảo vệ anh em khỏi ác thần.». Chống lại ác thần điều Thánh Phao-lô muốn bảo vệ tín hữu thành Thê-xa-lô-ni-ca không phải là sự bách hại. Ngài biết đó là lẽ thường tình trong đời người tín hữu. Chính ngài chỉ có thể ở lại Thê-xa-lô-ni-ca ba tuần lễ thôi cũng vì sự bách hại của người Do Thái bắt buộc phải ra đi. Nhưng điều người tín hữu thành Thê-xa-lô-ni-ca cần là sự trợ lực của Chúa để đứng vững trước bách hại và kiên trì trong tương lai. Thánh Phao-lô nhấn mạnh : «2 Xin cũng cầu nguyện cho chúng tôi được thoát khỏi tay người độc ác xấu xa, bởi vì không phải ai cũng có đức tin. » . Thoát khỏi tay ở đây không phải lánh sự bách hại : nếu ngài muốn lánh sự bách hại, ngài đã đổi nghề ! Thoát khỏi ở đây là vượt qua, mà là có can đảm để chịu đựng. Mục tiêu duy nhất, một lần nữa là Tin Mừng phải được loan báo ( cuộc chạy đua) không bị gián đoạn.

Ngài biết có thể trông cậy vào sự trợ lực ấy. Nhân hậu là tên của Chúa : «Chúa từ bi nhân hậu » đó là Tên Thiên Chúa mặc khải cho ông Mô-sê. Thánh Phao-lô đã có trải nghiệm về lòng nhân hậu của Chúa. Câu tuyệt vời đầu tiên minh chứng điều ấy : «16 Xin chính Chúa chúng ta là Đức Giê-su Ki-tô, và xin Thiên Chúa là Cha chúng ta, Đấng yêu thương chúng ta và đã dùng ân sủng mà ban cho chúng ta niềm an ủi bất diệt và niềm cậy trông tốt đẹp .»Niềm an ủi bất diệt và niềm cậy trông, hình như đối với ngài là đồng nghĩa. Ở đây thánh nhân cho ta chạm vào một thực tế: niềm cậy trông phải bám sâu từ cội rể như thế nào vào quá khứ hay nói cách khác vào trải nghiệm. Vì lẽ lòng cậy trông không phải là một sản phẩm của óc tưởng tượng, như tự tạo trong đầu ra những ngày tốt đẹp trong tương lai vì ngày nay quá tối tăm. Trái lại, niềm cậy trông là vấn đề của ký ức, là lòng tin ( hay trí nhớ) hiểu cho tương lai. Chúng ta được biết qua bảy người tử vì đạo trong Sách Ma-ca-bê : sở dĩ họ tin vào sự Phục Sinh, chính vì họ có trải nghiệm về lònh nhân hậu của Thiên Chúa.

Tuy nhiên cũng phải quảng đại mở lòng đón nhận sự hiện diện của Chúa. Vì thế Thánh Phao-lô nói với tín hữu thành Thê-xa-lô-ni-ca : «…xin Thiên Chúa …ban cho chúng ta niềm an ủi bất diệt và niềm cậy trông tốt đẹp ». Chúng ta nhận ra đây bài học người Pha-ri-sêu và người thu thuế cầu nguyện : nơi người Pha-ri-sêu, lòng đầy chính mình, không còn chỗ cho Thiên Chúa ; nơi người thu thuế Chúa có thể ban cho vì lòng của anh còn trống.

***


Ý kiến của bạn


Mã an ninh
Click thay đổi mã khác

Copyright @ 2021 Cursillo Sài Gòn
Ban Biên tập trang Web Cursillosaigon.org
Email: cursillosg2015@gmail.com