"Duy nơi Thiên Chúa, linh hồn tôi được an vui."
2 Chỉ trong Thiên Chúa mà thôi,
hồn tôi mới được nghỉ ngơi yên hàn.
Ơn cứu độ tôi bởi Người mà đến,
3 duy Người là núi đá, là ơn cứu độ của tôi,
là thành luỹ chở che: tôi chẳng hề nao núng.
6 Chỉ trong Thiên Chúa mà thôi,
này hồn tôi hãy nghỉ ngơi yên hàn.
Vì hy vọng của tôi bởi Người mà đến,
7 duy Người là núi đá, là ơn cứu độ của tôi,
là thành luỹ chở che: tôi chẳng hề nao núng.
8 Nhờ Thiên Chúa, tôi được cứu độ và vinh quang,
Người là núi đá vững vàng,
ở bên Thiên Chúa tôi hằng ẩn thân.
9 Hỡi dân ta, hãy tin tưởng vào Người luôn mãi,
trước mặt Người, hãy thổ lộ tâm can:
Thiên Chúa là nơi ta ẩn náu.
Rất đáng tiếc, phụng vụ chúa nhật hôm nay chọn số câu giới rất hạn chỉ đem lại một ý tưởng nhạt nhẽo về cuộc chiến nội tâm của kẻ trình bày, và lúc nào cũng thế, đó là toàn thể dân tộc Ít-ra-en. Người đọc Thánh vịnh lặp lại hai lần (bằng những lời gần giống như nhau): « Chỉ trong Thiên Chúa mà thôi, hồn tôi mới được nghỉ ngơi yên hàn. Ơn cứu độ tôi bởi Người mà đến, duy Người là núi đá, là ơn cứu độ của tôi, là thành luỹ chở che: tôi chẳng hề nao núng. » Những câu này như một điệp khúc, chia bài thánh vịnh thành hai phần, miêu tả hai cuộc chiến người tín hữu.
Cuộc chiến thứ nhất của tín hữu: Thiên Chúa bị xúc phạm bởi những kẻ rao giảng dối trá: « Tới bao giờ các ngươi còn xúm lại để xông vào quật ngã một người? Hắn đã như bức tường xiêu đổ, như hàng rào đến lúc ngả nghiêng. Con người ấy, chúng chỉ mưu hạ bệ » (c4-5a). Ai là những kẻ nói dối muốn hạ bệ Ít-ra-en ? Hai ngôn sứ trong dân chúng hay kẻ thù từ bên ngoài ? Rất có thể là những kẻ mạo danh tiên tri, hoàn toàn đạo đức giả. Những lời khuyên của họ có vẻ chí lý, đánh lạc dân chúng và gây khốn khổ cho họ. Câu 5b hình như có nghĩa ấy: « Miệng thì chúc phúc cầu an, mà lòng nguyền rủa chứa chan những lời. » Nếu là kẻ thù từ bên ngoài Ít-ra-en thì không bao giờ chúc phúc, dù dưới hình thức nào đi nữa!
Dù sao đi nữa, nếu dân Chúa chọn muốn đứng vững, nơi duy nhất họ phải nương tựa là Thiên Chúa: « duy Người là núi đá, là ơn cứu độ của tôi, là thành luỹ chở che: tôi chẳng hề nao núng. » (c3). Thế nhưng có khi xảy ra, họ tin tưởng vào con người, nghe theo những lời khuyên những người không tốt. Ví dụ như những người xúi họ quay trở lại, rơi vào thờ phượng bụt thần hay những kẻ khuyến khích kết giao ước chính trị. Nhưng bài thánh vịnh tỏ bày quyết tâm không bao giờ rơi vào cạm bẩy ấy. Vinh dự Ít-ra-en là ở chỗ được Chúa chọn. (« chúng chỉ mưu hạ bệ » c5) « Nhờ Thiên Chúa, tôi được cứu độ và vinh quang, Người là núi đá vững vàng, ở bên Thiên Chúa tôi hằng ẩn thân. » ( c8). Có những lời quả quyết như thế rất thường nơi các ngôn sứ. Ví dụ có nhiều đọan trong Thánh Kinh như thế, nhưng nếu muốn trích từ I-sa-i-a thì có câu: « Đến muôn đời, hãy tin vào ĐỨC CHÚA: chính ĐỨC CHÚA là Núi Đá bền vững ngàn năm, » (Is 26, 4). Nói về tính vô nghĩa của tất cả sự nâng đỡ của loài người thì có không biết bao nhiêu đoạn để trích dẫn. Ví dụ như một lần nữa trong sách I-sa-i-a: « Này các quốc gia như thể giọt nước bám miệng thùng, khác nào hạt cát dính bàn cân, kìa muôn hải đảo nặng tày chút bụi. » (Is 40, 15). Hay trong sách Khôn Ngoan có câu tuyệt vời sau đây: « Trước Thánh Nhan, toàn thể vũ trụ ví tựa hạt cát trên bàn cân, tựa giọt sương mai rơi trên mặt đất. » (Kn 11, 22)
Cuộc chiến thứ hai: Trung tín với những giá trị của Giao Ước: « Đừng tin tưởng ở trò áp bức nữa, chớ hoài công cậy ngón bóc lột người! Tiền tài dẫu sinh sôi nảy nở, lòng chẳng nên gắn bó làm chi. » (c11). Bạo lực và tiền tài là hai thứ cám dỗ nhân loại, nguyên do của đau khổ, tất cả các ngôn sứ thật đều nỗ lực đấu tranh chống lại, suốt chiều dài lịch sử. Một cuộc chiến nay hãy còn thời sự! Phúc Âm chúa nhật hôm nay được đề nghị Tin Mừng theo Thánh Mát-thêu là một tiếng vang thật mạnh của bài thánh vịnh này: « Không ai có thể làm tôi hai chủ » (Mt 6, 24)
Sau cùng tác giả thánh vịnh quả quyết rằng một ngày kia Chúa sẽ xét xử công minh: « Ngài theo tội phúc mà thưởng phạt mỗi người. » (c13), câu này làm cho chúng ta nghĩ đến tất cả tư tưởng tiên tri Ê-dê-ki-en về phần thưởng cho mỗi người (Xem CN XXVI TN năm A). Trong sách Giê-rê-mi-a cũng có suy tưởng này: « Ta là ĐỨC CHÚA, Ta dò xét lòng người, thử thách mọi tâm can. Ta sẽ thưởng phạt ai nấy tuỳ theo cách nó sống và việc nó làm. » (Gr 17, 10); hay một lần nữa trong một nhận xét sự nhận định của Thiên Chúa về thái độ người Ai -cập: « Ý định Ngài cao cả, quyền năng Ngài mạnh mẽ để thực hiện những kỳ công. Ngài là Đấng để mắt theo dõi mọi đường lối của con cái loài người, để ban cho ai nấy tuỳ theo cách nó sống và việc nó làm. » (Gr32, 19).
Có điều đáng chú ý là lời trích dẫn công trình Thiên Chúa cho dân Ngài, ngay từ khi ra khỏi Ai-cập, điều này luôn luôn hiện diện trong bài thánh vịnh, đơn thuần chỉ qua từ « núi đá »: « duy Người là núi đá » (c3). Khi tác giả dùng chữ « núi đá » là luôn luôn ngụ ý nói sự hiện diện của Thiên Chúa không ngừng cứu giúp dân Ngài dũng cảm đương đầu với những hiểm nguy của sa mạc thời Xuất Hành, chính xác hơn, đó là ngụ ý nói đến một thời điểm quyết định, mọi người tưởng như phải chết khát và: « Người đã khiến nước từ tảng đá hoa cương chảy ra cho anh (em) uống »(Đnl 8, 15). Dựa vào Thiên Chúa là cách duy nhất an tâm được đứng vững!Như Tiên Tri I-sa-i-a nới với A-khát: « Nếu các ngươi không vững tin, thì các ngươi sẽ không đứng vững. » (Is 7, 9)
***
Tác giả: bà Marie-Noelle Thabut
Nguồn: http://www.eglise.catholique.fr/
Dịch giả: Ernest Marco Huỳnh Lương