Lời Chúa CN

BÀI ĐỌC 2 CHÚA NHẬT VIII TN Năm A (1Cr 4, 1-5) 26/02/2017

"Chúa sẽ phơi bày những ý định của tâm hồn."

Trích thư thứ nhất của Thánh Phao-lô gửi tín hữu Cô-rin-tô.

 

1 Vậy chớ gì thiên hạ coi chúng tôi như những đầy tớ của Đức Ki-tô, những người quản lý các mầu nhiệm của Thiên Chúa.

2 Mà người ta chỉ đòi hỏi ở người quản lý một điều, là phải chứng tỏ lòng trung thành.

3 Đối với tôi, dù có bị anh em hay toà đời xét xử, tôi cũng chẳng coi là gì. Mà tôi, tôi cũng chẳng tự xét xử lấy mình.

4 Quả thật, tôi không thấy lương tâm áy náy điều gì, nhưng đâu phải vì thế mà tôi đã được kể là người công chính. Đấng xét xử tôi chính là Chúa.

5 Vậy xin anh em đừng vội xét xử điều gì trước kỳ hạn, trước ngày Chúa đến. Chính Người sẽ đưa ra ánh sáng những gì ẩn khuất trong bóng tối, và phơi bày những ý định trong thâm tâm con người. Bấy giờ, mỗi người sẽ được Thiên Chúa khen thưởng đích đáng.

 

Từ đầu thư này, Thánh Phao-lô tranh đấu chống lại các cuộc cãi vã giữa những phe phái, chia rẻ công đồng Cô-rin-tô. Mỗi người độc quyền tin vào người rao giảng mình ưa chuộng, A-pô-lô, Phê-rô hay chính Thánh Phao-lô. Ảnh hưởng là mọi việc dẫn di thật xa đến nỗi lời lẽ trở nên lời lẽ người nô lệ vì người này, kẻ khác nói: « Tôi thuộc về ông A-pô-lô, hay Phê-rô hay Phao-lô » (1Cr 1, 12). Thế mà chữ « thuộc về » là từ ngữ nói về nô lệ.

Những tranh luận chia rẽ trong cộng đồng mới được xây dựng này biểu lộ thật sự một vấn đề chiều sâu: Đấng Ki-tô đến để làm cho chúng ta trở nên những người tự do và giờ đây dân thành Cô-rin-tô bày ra một hình thức nô lệ mới. Phải gấp rút sửa lại mọi sự. Những người rao giảng không phải những ông chủ để các bạn phải thuộc về các ông ấy, các ông cũng là những người phục vụ, chẳng khác gì hơn: « Vậy chớ gì thiên hạ coi chúng tôi như những đầy tớ của Đức Ki-tô, những người quản lý các mầu nhiệm của Thiên Chúa » (c1). Và nếu một người rao giảng trở nên một thầy dùi, thì đó là một người rao giảng xấu; người này không phải người tôi trung Thiên Chúa vì họ chỉ hướng các tín hữu về trung tâm là chính mình thay vì hướng về Đấng Ki-tô. Thánh Phao-lô cũng tự hỏi, và điều này giải thích giọng của thánh nhân trong câu sau đây có vẻ buồn: « Quả thật, tôi không thấy lương tâm áy náy điều gì, nhưng đâu phải vì thế mà tôi đã được kể là người công chính. » (c4). Không phải lòng tự mãn của ngài bị xúc phạm: điều được hay mất, ở đây trầm trọng hơn nhiều. Nếu có người nói  « Tôi thuộc về Phao-lô », có phải ngài thu hút sự quyến luyến của vài người ấy thay vì quay hướng họ về Chúa ?

Ảnh hưởng tối quan trọng thứ hai, về sự quyến luyến quá độ cho người này người nọ. Làm như thế không thể tránh phán xét kẻ khác: Độc quyền chọn A-pô-lô, Phê-rô hay Phao-lô dẫn đến chê bai những người kia. Thế nhưng chỉ có Chúa mới biết xét người này người nọ, chỉ có chủ mới có quyền phán xét người nhà của mình. Trong thư gửi tín hữu Rô-ma ngài nói rất cương quyết: « Bạn là ai mà xét đoán người nhà của kẻ khác? » (Rm 14, 4). Chúng ta là những quản lý các mầu nhiệm Thiên Chúa: như tên gọi « mầu nhiệm », có nghĩa là vượt qua tầm chúng ta, mà một khi vượt khỏi chúng ta, mọi xét đoán đều quá vội! « Vậy xin anh em đừng vội xét xử điều gì trước kỳ hạn, trước ngày Chúa đến. » (c5). Kế hoạch của Thiên Chúa vượt xa chúng ta đến nỗi tự chúng ta, chúng ta không thể nhận định kế hoạch ấy đã thực hiện đến đâu và mức độ đóng góp vào kế hoạch này của người này, kẻ khác ra sao. Vì thế mọi tranh luận và bất đồng về khả năng người phục vụ Tin Mừng người này hay người nọ trở nên không nghĩa lý gì.

***

Tác giả: bà Marie-Noelle Thabut
Nguồn: http://www.eglise.catholique.fr/
Dịch giả: Ernest Marco Huỳnh Lương


Ý kiến của bạn


Mã an ninh
Click thay đổi mã khác

Copyright @ 2021 Cursillo Sài Gòn
Ban Biên tập trang Web Cursillosaigon.org
Email: cursillosg2015@gmail.com