"Mọi sự đều do Người, nhờ Người và trong Người."
Trích thư Thánh Phao-lô Tông đổ gửi tín hữu thành Rô-ma.
33 Sự giàu có, khôn ngoan và thông suốt của Thiên Chúa sâu thẳm dường nào! Quyết định của Người, ai dò cho thấu! Đường lối của Người, ai theo dõi được!
34 Thật vậy, ai đã biết tư tưởng của Chúa? Ai đã làm cố vấn cho Người?
35 Ai đã cho Người trước, để Người phải trả lại sau?
36 Vì muôn vật đều do Người mà có, nhờ Người mà tồn tại và quy hướng về Người. Xin tôn vinh Thiên Chúa đến muôn đời! A-men.
Những dòng này kết thúc bài suy niệm của Thánh Phao-lô về một tình trạng lịch sử và tôn giáo, thật sự đáng kinh ngạc: Từ hơn nghìn năm, dân tộc It-ra-en biết và cảm nhận mình là ngôn sứ của Thiên Chúa duy nhất, và là Chúa Thật trong một thế giới thờ phượng bụt thần, là mối tương giao tự nhiên giữa con người và thần thánh. Tất cả lịch sử của dân này, là lịch sử Giao Ước được Chúa liên kết với họ qua những sự kiện thời Xuất Hành: Từ một đám dân trốn thoát khỏi đất Ai-cập, nơi bị lưu đày, Thiên Chúa làm nên một dân tộc tự do; Ngài ban cho họ quy tắc sống ở đời, và hứa trung tín không bao giờ mai một với một tương lai xán lạn: «Anh (em) cứ hỏi những thời xa xưa, thời có trước anh (em), từ ngày Thiên Chúa dựng nên con người trên mặt đất…có bao giờ đã xảy ra chuyện vĩ đại như thế…Có dân nào đã được nghe tiếng Thiên Chúa phán từ trong đám lửa như anh (em) đã nghe, mà vẫn còn sống không?...Chính anh (em) đã được cho thấy những điều đó, để biết rằng ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa và ngoài Người ra không có thần nào khác nữa» (Đnl4, 32…35)
Các tiên tri, từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, và nhất là trong những lúc tối tăm nhất. Xin nhắc lại, It-ra-en là dân được Chúa chọn và có thể tin tưởng vào lời giao ước vững chắc, Thiên Chúa đã kết nối và trông cậy vào tương lai tươi sáng, như Ngài đã hứa với họ: «này Ta đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi đem ơn cứu độ của Ta đến tận cùng cõi đất.» (Is49, 6). Giờ đây, tất cả đảo lộn: Cộng đồng Ki-tô hữu vừa mới sinh ra, nay đối với dân tộc It-ra-en lại là sự xâu xé mọi xác tín từ trước. Trong lòng dân tộc và phát xuất từ họ, một nhóm tín đồ mới, những tín hữu của Chúa Giê-su; Thánh Phao-lô là một thành viên nhóm này: Ngài cảm nhận sâu xa sự xâu xé ấy. Chúng ta đã đọc từ hai Chúa nhật vừa qua, sự đau khổ và nỗi trăn trở của ngài: «khi Thiên Chúa đã ban ơn và kêu gọi, thì Người không hề đổi ý.» (Rm11, 29), và dù vậy, dân được Chúa chọn, dường như bị tách xa ra. Nhưng lòng tin Thánh Phao-lô đã thắng: Chúa biến xấu ra tốt «Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Người » (Rm8, 28) (và dân tộc này vẫn tiếp tục yêu mến Chúa của họ, Thánh Phao-lô xác tín như thế)
Chuyện sẽ xảy ra như thế nào? Thánh Phao-lô không rõ, nhưng ngài tin chắc vào tương lai. Nhờ xác tín như thế, ngài cảm phục: «Sự giàu có, khôn ngoan và thông suốt của Thiên Chúa sâu thẳm dường nào!» (c33). Một cách khiêm nhường, thánh nhân tìm lại những câu tán tụng thời Cựu Ước:
- «Kỳ diệu thay, tri thức siêu phàm, quá cao vời, con chẳng sao vươn tới! Lạy Chúa, con thấy tư tưởng Ngài khó hiểu biết bao, tính chung lại, ôi nhiều vô kể!» (Tv139, 6.17)
- Khi ngài thốt lên: «ai đã biết tư tưởng của Chúa? Ai đã làm cố vấn cho Người?» (c34) là ngài trích từ tiên tri I-sa-i-a: «Thần khí ĐỨC CHÚA, ai đo cho nổi? Ai làm quân sư chỉ vẽ cho Người? Người đã thỉnh ý ai để giúp Người thông hiểu, bảo cho Người biết lối công minh, dạy cho Người mở mang kiến thức, chỉ cho Người con đường trí tuệ?» (Is40, 13-14)
- «Nhưng khôn ngoan từ đâu ra, và trí hiểu ở chốn nào? Đường nẻo của khôn ngoan một mình Thiên Chúa tỏ, chính Người biết nơi ở của khôn ngoan...» (G28, 12.23).
- «Không một ý nghĩ nào Người không thấu suốt,…cũng chẳng cần ai làm cố vấn.» (Hc42, 20-21)
Thế nhưng, Thánh Phao-lô biết hơn ai hết, sự mặc khải về đức khôn ngoan Thiên Chúa, các tín hữu nhờ ở dân tộc It-ra-en. Lời nhắc nhở này rất bổ ích cho những Ki-tô hữu: Đa số văn hoá Hy-lạp, họ rất yêu chuộng triết học, đối với họ đức khôn ngoan là cao cả nhất. Cũng là cách đem đọc giả trở về một vị trí khiêm nhu lành mạnh. Kế hoạch Thiên Chúa thật sâu thẳm: Ngài có cách cứu Giao Ước của Ngài.
***
Tác giả: bà Marie-Noelle Thabut
Nguồn: http://www.eglise.catholique.fr/
Dịch giả: Ernest Marco Huỳnh Lương