Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a.
Đức Ki-tô đã mang lấy các tật nguyền của ta, và gánh lấy các bệnh hoạn của ta. Ha-lê-lui-a.
-----------------
"Đức Giê-su chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật."
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.
29 Khi ấy, vừa ra khỏi hội đường Ca-phác-na-um, Đức Giê-su đi đến nhà hai ông Si-môn và An-rê. Có ông Gia-cô-bê và ông Gio-an cùng đi theo.
30 Lúc đó, bà mẹ vợ ông Si-môn đang lên cơn sốt, nằm trên giường. Lập tức họ nói cho Người về tình trạng của bà.
31 Người lại gần, cầm lấy tay bà mà đỡ dậy ; cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngài.
32 Chiều đến, khi mặt trời đã lặn, người ta đem mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỷ ám đến cho Người. 33 Cả thành xúm lại trước cửa.
34 Đức Giê-su chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật, và trừ nhiều quỷ, nhưng không cho quỷ nói, vì chúng biết Người là ai.
35 Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó.
36 Ông Si-môn và các bạn kéo nhau đi tìm kiếm.
37 Khi gặp Người, các ông thưa : “Mọi người đang tìm Thầy !”
38 Người bảo các ông : “Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng mạc chung quanh, để Thầy còn rao giảng ở đó nữa, vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó.”
39 Rồi Người đi khắp miền Ga-li-lê, rao giảng trong các hội đường của họ, và trừ quỷ.
Bài này giống như một phóng sự. Thánh Mác-cô nói rõ chỗ nào, lúc nào, thậm chí còn muốn nói chính xác giờ nào. Thế nhưng chính vì mục tiêu các thánh sử không phải là nhà sử học, nên chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa thiêng liêng của những dữ kiện chính xác dó. Chúng ta phải tìm hiểu từng câu, từng chữ.
Vậy câu chuyện xảy ra tại Ga-li-lê, chính xác là thành Ca-phác-na-um. Một ngày, một buổi tối và ngày hôm sau ngày Sa-bát. Biêt rằng một ngày của người Do Thái không phải từ nữa đêm tới nữa đêm hôm sau, mà từ từ mặt trời lặng tới lúc mặt trời lặng hôm sau. Biết rằng ngày Sa-bát bắt đầu chiều thứ sáu cho đến chiều thứ bảy khi sao trên trời bắt đầu mọc. Cũng biết rằng ngày Sa-bát là dành để cầu nguyện bằng sách Tô-ra ở thánh đường và ở nhà. Chính vì thế mà dân thành Ca-phác-na-um chỉ đem các bệnh nhân tới nhà Chúa Giê-su buổi tối cuối ngày Sa-bát. Thánh Mác-cô nói :
« Chiều đến, khi mặt trời đã lặn, người ta đem mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỷ ám đến cho Người. »(c32)
Trong ngày, trước đó Chúa chỉ làm một việc : đi tới nhà thờ của thành phố và sau đó về nhà. Sở dĩ thánh Mác-cô nói rõ như thế là để nói rằng Chúa Giê-su là người Do-Thái trung thành với Lề Luật. Sáng hôm đó « trong hội đường của họ, có một người bị thần ô uế nhập » ( Mc 23), thánh Mác-cô nói rõ như thế, tin này tung ra khắp thành phố như châm ngòi thùng thuốc nổ rằng đấng Giê-su sai khiến được thần ô uế. Vì thế không lạ gì, chiều đến vừa hết ngày Sa-bát người ta mang lại mọi người bệnh hay bị quỹ nhập. Đàng sau các điều tai nghe mắt thấy đó, thánh Mác-cô muốn nói : Đây là đấng Mê-si-a, đấng đến để mặc khải và chu toàn Nước Trời.
Rất lạ lùng là ma quỹ biết tông tích Chúa Giê-su, và Ngài cấm chúng nói :
34 Đức Giê-su chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật, và trừ nhiều quỷ, nhưng không cho quỷ nói, vì chúng biết Người là ai.
Ma quỹ thì biết từ ngày đấng Giê-su nhận phép Rửa từ ông Gioan-Tẩy Giả trên sông Gio-đan, nó nói với Chúa sáng nay tại đền thờ Ca-phác-na-um. :
24 « rằng: "Ông Giê-su Na-da-rét, chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến tiêu diệt chúng tôi? Tôi biết ông là ai rồi: ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa! »
Tại sao Chúa cấm phải im lặng ? Trong lúc Chúa không đến không phải để lẫn trốn …? Có lẽ dân chúng thành Ca-phác-na-um chưa sẵn sàng để được mặc khải ngay điều đó. Còn phải qua bao nhiêu chặn đường mới được biết mặt thật của Chúa Ki-tô. Không chỉ biết nói ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa! Như quỹ thường biết nói. Lúc bấy giờ các bệnh nhân bị cuốn hút bởi Đức Giê-su, thế nhưng họ có sẵn sàng nhận đức tin chưa ? . Đó là điều không rõ ràng của các phép lạ : có thể được chửa lành mà không gặp gỡ Chúa. Và khi Si-môn muốn giữ Chúa lại và nói “Mọi người đang tìm Thầy !” Chúa không trả lời thẳng mà quay về điều chính yếu là rao giảng Nước Trời 38 Người bảo các ông : “Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng mạc chung quanh, để Thầy còn rao giảng ở đó nữa, vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó.”
Chúa Giê-su không bao giờ nói, « Ta đến để làm các phép lạ », Ngài nói ta đến để loan báo Tin Mừng vì « Nước Trời đã đến gần ». Các phép lạ là những dấu chỉ của Nước Trời đã tới rồi. Cái nguy cơ là chỉ thấy hiện tượng kỳ diệu.Thầy ra đi cốt để làm việc đó (c38).Không thể nào không nghĩ rằng thánh Phaolô nói cho dân thành Cô-rin-tô trong bài đọc 2 hôm nay : Chúa Giêsu và thánh Phao-lô có cùng một đam mê là loan báo Tin Mừng : có lẽ vì điều này rất khẩn trương.
Các lần lược các sự kiện, thanh Mác-cô nói rất rõ 35 Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó.
Tại sao các chi tiếc đó ? Sáng ngày Sa-bát Chúa cầm tay một người bệnh, nâng họ dậy, sáng sớm ngày hôm sau, là ngày đầu tuần ( đếm theo tuần người Do Thái) , Chúa đi vào sa mạc để gặp Đức Chúa Cha trong cầu nguyện…Vài tháng sau hay vài năm sau, cũng trong đêm của ngày đầu tuần, Đức Chúa Cha cho Ngài Phục Sinh. Theo tiếng Hy-lạp, làm cho trỗi dậy và trỗi dây giữa người chết là cùng một chữ .
Điều chính xác khác, Chúa vào sa mạc để gặp Thiên Chúa, và ngay sau khi về gặp lại các môn đệ Ngài bảo ngay Chúng ta hãy đi nơi khác . Có phải chăng những phút cầu nguyện thúc đẩy Ngài đi nơi khác ?. Chẳng những việc này không làm yếu đi lòng hăng sai đi rao giảng Tin Mừng mà việc cấm phòng trong thinh lặng làm tăng thêm đà mới. Đức Giám Mục Tổng Giáo Phận Marseille nói rằng :« Chúa Giê-su không đi rao giảng Tin Mừng xa như thế nếu Ngài không đi xa để cầu nguyện ». Suy cho cùng, cầu nguyện hay hành động là một mâu thuẩn giả tạo. Không có điều này thì không có cái kia. Một giám mục khác nói ở một hội đồng giám mục tại Lộ Đức rằng « Một người rao giảng tin mừng mà không cầu nguyện thì nay mai không rao giảng Tin Mừng nữa »
Các chửa lành của Chúa Giêsu, có lẽ làm cho chúng ta suy nghĩ lại về những thuyết giải chúng ta về đau khổ. Nếu Chúa chửa lành các bệnh, thì bệnh hoạn là sự dữ. Nếu Ngài chửa bệnh cùng lúc với loan báo Nước Trời tức là đau khổ đi ngược lại với chương trình của Thiên Chúa, vì thể phải rứt bỏ đi. Trong bài đọc 1 chúng ta đã nghe ông Gióp kêu la về sự đau khổ, và cuối sách Chúa cho ông có lý đã dám kêu la lên Chúa. Sự đau khổ nguyên thuỷ là một điều dữ, phải dám nói lên. Phải điên mới nói trước mặt một người bệnh « Điều gì đến với bạn là tốt cho bạn… ». Dù thật có những người, nhờ ơn Chúa, rút từ những đau khổ con đường để lớn lên. Nhưng đau khổ vẫn là một sự dữ. Và tất cả những cố gắng của chúng ta chống lại đau khổ là hợp với chương trình của Thiên chúa. Chúa cứu rỗi con người toàn diện chứ không chỉ các linh hồn không thể xác. Rao giảng Tin Mừng không chỉ bằng lời nói cho cho tri thức hay cho lương tâm ; Rao giảng Tin Mừng không thể nào tách rời với cuộc chiến chống lại tất cả những gì làm cho con người đau khổ.
Bằng chứng chương trình của Thiên Chúa là một thế giới mới, trong đó không còn nước mắt.
17 Này đây Ta sáng tạo trời mới đất mới, không còn ai nhớ đến thuở ban đầu và nhắc lại trong tâm trí nữa…20 Nơi đây, sẽ không còn trẻ sơ sinh chết yểu và người già tuổi thọ không tròn; vì trăm tuổi mà chết là chết trẻ, và chưa tròn trăm tuổi mà chết là bị nguyền rủa...Sẽ không còn ai tác hại và tàn phá
trên khắp núi thánh của Ta." ĐỨC CHÚA phán như vậy. ( Is 65 :17 ; 20 ; 25b)
Một lời hứa mà ta tìm thấy tiếng vang trong sách Khải Hoàn 21,4
« 4 Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất »
***
Tác giả: bà Marie-Noëlle Thabut
Nguồn: http://www.eglise.catholique.fr/
Dịch giả: Ernest Marco Huỳnh Lương