Lời Chúa CN

TÌM HIỂU CỰU ƯỚC CHÚA NHẬT 06 THƯỜNG NIÊN NĂM B - 14/02/2021

BÀI ĐỌC 1 (Lv 13, 1-2. 44-46)

 

"Người mắc bệnh phong hủi, phải ở riêng ra bên ngoài trại."

 

Bài trích sách Lê-vi.

 

1 Đức Chúa phán với ông Mô-sê và ông A-ha-ron như sau :

2 “Khi trên da thịt người nào phát ra nhọt, lác hoặc đốm, là những triệu chứng bệnh phong hủi, thì phải đưa người ấy đến với tư tế A-ha-ron hoặc với một trong các tư tế, con của A-ha-ron.

 44 Nếu mắc bệnh phong hủi, thì người ấy trở thành ô uế. Tư tế sẽ tuyên bố người ấy là ô uế ; vì người ấy bị vết thương ở đầu.

45 “Người mắc bệnh phong hủi phải mặc áo rách, xoã tóc, che râu và kêu lên : ‘Ô uế ! Ô uế

!’ 46 Bao lâu còn mắc bệnh, người ấy sẽ còn là ô uế. Người ấy phải ở riêng ra, chỗ ở của họ là một nơi bên ngoài trại.”

 

Sách Lê-vi không phải là một sách dễ nhất. Sách gồm 27 chương được sắp xếp theo một quy luật chặt chẽ. Trong ấy được ghi toàn là những phẩm chức, các quy luật trong phụng vụ cũng như trong đời thường, để được xem như sống trung thành Giao ước với Thiên Chúa. Rõ ràng ở đây chúng ta đứng trước một luồng tư tưởng thần học rất đặc biệt, có tương quan chặt chẽ với giáo quyền, trong ấy các kinh sư là những đấng được ân huệ làm trung gian giữa Thiên Chúa và dân chúng ( Chức phẩm của các tư tế ấy là Lê-vi).  Sách này khác hẳn với Đê-nhị-luật, sách Đệ-nhị-luật thể hiện một luồng tư tưởng khác, trong ấy các tiên tri là những đấng « phát ngôn » của Thiên Chúa.

Sau thời kỳ bị « Đày», trong lúc không còn vua, không còn tiên tri, cũng may còn các kinh sư để đảm nhiệm đời sống thiêng liêng và ngay cả đời sống chính trị của dân tộc được « Giao Ước » với Thiên Chúa. Nếu chúng ta đọc kỹ từng chữ từng dòng và vượt qua ấn tượng ban đầu, chúng ta sẽ nhận ra quyển sách này tuyệt vời : Giao ước được Chúa đề nghị cho Ít-ra-en là một vinh dự và một điều sống còn cho dân tộc này : Thiên Chúa (là Đấng Rất Khác Biệt )(*) ban tặng sự hiệp nhất trong tình yêu cho một dân tộc bé nhỏ ; vì thế điều tối quan trọng cho con cái Ít-ra-en là phải xứng đáng là một dân tộc được gặp gỡ với Thiên Chúa Chí Thánh.

Chúng ta ít khi đọc sách Lê-vi nhưng chúa nhật hôm nay Giáo Hội đề nghị như để giới thiệu Phúc Âm nói về trường hợp chữa lành một người bị phong hủi. Chúng ta sẽ không hiểu tầm quan trọng của phép lạ này nếu chúng ta không biết bối cảnh của hành động của Chúa lúc ấy : Luật các Lê-vi về các người cùi còn rất hiện hành thời Chúa Giê-su.

Chúng ta nhận thấy các sự cấm đoán đó quá cứng nhắc : khi mắc bệnh, bị hất hủi lại còn thêm một điều đau khổ. Nhưng đó là đều rất nghiêm ngặt. Khi một người mắc bất cứ một bệnh da liễu gì có thể là bệnh hủi, phải tới trình diện ngay với một kinh sư để được khám kỹ để xem người ấy phải bị tuyên bố là ô uế hay không. Bị tuyên bố là ô uế là một bản án phải cách ly với cộng động tôn giáo, tức là đời sống xã hội thời ấy.  Bị ô uế, tức là không thể tham dự mọi nghi lễ phụng vụ, tức là không chung đụng với các thành viên của dân tộc thánh, vì mọi người phải giữ gìn trong sạch. Bị loại ra khỏi những người sống, thì họ phải mang tang cho chính họ (:mặc áo rách, xoã tóc, che râu ).

1 Đức Chúa phán với ông Mô-sê và ông A-ha-ron như sau :

2 “Khi trên da thịt người nào phát ra nhọt, lác hoặc đốm, là những triệu chứng bệnh phong hủi, thì phải đưa người ấy đến với tư tế A-ha-ron hoặc với một trong các tư tế, con của A-ha-ron.

 44 Nếu mắc bệnh phong hủi, thì người ấy trở thành ô uế. Tư tế sẽ tuyên bố người ấy là ô uế ; vì người ấy bị vết thương ở đầu.

45 “Người mắc bệnh phong hủi phải mặc áo rách, xoã tóc, che râu và kêu lên : ‘Ô uế ! Ô uế

!’ 46 Bao lâu còn mắc bệnh, người ấy sẽ còn là ô uế. Người ấy phải ở riêng ra, chỗ ở của họ là một nơi bên ngoài trại.”

Ông Gióp là một ví dụ điển hình ( Được nghe chúa nhật tuần trước) : Gióp bị hủi cho nên tự động áp dụng hậu quả cho chính mình đi sống trong chỗ đổ rác( Gióp 2 :8) ;  làm như thế là ông chỉ tuân theo luật Lê-vi.

Khi một người được xem như lành bệnh, người ấy phải đến trình diện với một kinh sư để được khám lại thật kỹ, và tuyên bố được lành bệnh, tức là trong sạch trở lại, mới có thể trở về đời sống bình thường. Sự tái hòa nhập cộng đồng của người bệnh nhân lành bệnh được tổ chức bằng nhiều nghi lễ : rảy nước, dìm người xuống nước, dâng lễ tế ( cúng ) . 

Tại sao bệnh hủi lại có tầm quan trọng trong đời sống xã hội như thế ? Có lẽ vì là một bệnh rất lây lan, không ai biết chửa trị, vì thế các trường hợp lành bệnh rất hiếm hoi. Hiếm đến nỗi các trường hợp ấy được xem như phép lạ.

 Tướng Na-a-man xứ Si-ri là một trường hợp điển hình  trong Thánh-kinh : khi ông khám phá ra bị phong hủi liền về kinh thành Đa-mát xin vua can thiệp với vua Ít-ra-en cho mình, vì nghe đâu bên ấy có một vị tiên tri có thể chữa lành ( Đó là tiên tri Ê-li-zê ). Điều làm chúng ta lưu ý về truyện bệnh hủi của tướng Na-a-man hôm nay là phản ứng của vua Ít-ra-en. Ông nói bệnh hủi là một tai họa không có phương cách gì cứu chữa. Vua Đa-mát viết công thư như thế này « "Cùng với bức thư mà tôi gửi tới ngài đây, tôi sai Na-a-man, thuộc hạ của tôi, đến với ngài, để ngài chữa người này khỏi bệnh phung hủi. » ( 2Vua 5 : 6b)

Nghe thế vua Ít-ra-en hoảng sợ « Vua Ít-ra-en đọc thư xong thì xé áo mình ra và nói: "Ta đâu có phải là vị thần cầm quyền sinh tử, mà ông ấy lại sai người này đến nhờ ta chữa hắn khỏi bệnh phung hủi? Các ngươi phải biết, phải thấy rằng ông ấy muốn sinh sự với ta." ( 2V 5 : 7). Câu này có thể hiểu : ta không có hy vọng nào chữa cho Na-a-man lành bệnh và vua Đa-mát sẽ oán ta, đây là một nguy cơ cho ta ; ông ta đang tìm cớ để tấn công ta đây…

Phải biết rằng từ thời Chúa Giê-su cho đến ngày nay vẫn không thay đổi,  bệnh hủi vẫn gây ghê tởm và bị loại trừ.  Phải một thời gian thật dài để « mặc khải » rằng Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót và bị thu hút bởi những người đau khổ, không một ai phải  bị loại trừ. Chúa Giê-su đến để chứng minh điều đó bằng lời nói và hành động .

(*) Trong Thánh Kinh thường nói đến Đấng Rất Khác Biệt và cũng là Đấng rất Gần Gũi.

Dieu est à la fois le Tout Autre et le Tout Proche )

***

 

THÁNH VỊNH (Tv 31:1.2.5.11)

 

Đáp: Chúa là chỗ dung thân, Chúa giữ con khỏi điểu nguy khổ.

 

1 Của vua Đa-vít. Thi khúc Hạnh phúc thay, kẻ lỗi lầm mà được tha thứ, người có tội mà được khoan dung.

2 Hạnh phúc thay, người CHÚA không hạch tội, và lòng trí chẳng chút gian tà.

5 Bởi thế, con đã xưng tội ra với Ngài, chẳng giấu Ngài lầm lỗi của con. Con tự nhủ: "Nào ta đi thú tội với Chúa," và chính Ngài đã tha thứ tội vạ cho con

11 Hỡi những người công chính, hãy vui lên trong CHÚA, hãy nhảy mừng. Mọi tâm hồn ngay thẳng, nào cất tiếng hò reo.

 

Người tội lỗi được thứ tha và dâng lời cảm tạ: không có gì đáng ngạc nhiên, đó là trải nghiệm ngàn đời. Khởi đầu là vua Đa-vít, mà tên được nêu lên đầu bài thánh vịnh. Điều này cũng như thường lệ để chúng ta chìm đắm trong thái độ thiêng liêng một nhân vật điển hình của tội lỗi - được tha thứ - hối cải - biết ơn. Sau này có các vị vua khác cũng chia sẻ những tình cảm đó và tổ chức những nghi lễ xá tôi lớn lao trong đền Giê-ru-sa-lem.

Sách Sử Biên Niên II có ghi chép hai trường hợp như thế dưới đời hai vua Khít-ki-gia và Mơ-na-sê( 2Bn 29 :30-36; 2Bn 33 :16). Trong một buổi đại lễ tráng lệ, huy hoàng, đàn ca hát xướng, kèn trống tưng bừng toàn dân có vua và các kinh sư đi đầu cử hành nghi thức tế lễ toàn thiêu : Thú nhận lỗi lầm, cầu xin tha thứ, tạ ơn, tất cả mọi điều hoà hợp với nhau. Các nghi thức ấy tạo nên một bầu khí ngày đại lễ.  Ngày do vua Khít-ki-gia cầu xin được đặc biệt miêu tả trong (2Nb 29 : 20-30):

« Vua Khít-ki-gia dậy sớm, tập hợp các thủ lãnh trong thành và đi lên Nhà ĐỨC CHÚA.21 Người ta dắt theo bảy con bò mộng, bảy con cừu, bảy con chiên và bảy con dê để dâng lễ tạ tội cho vương quốc, cho Thánh Điện và cho Giu-đa.( Thánh điện đã bị làm ô uế)  Rồi vua ra lệnh cho các tư tế, con cái ông A-ha-ron, dâng lễ toàn thiêu trên bàn thờ của ĐỨC CHÚA.22 Người ta sát tế các con bò; các tư tế hứng máu chúng và rảy lên bàn thờ. Người ta sát tế cừu và rảy máu chúng lên bàn thờ. Người ta sát tế chiên và rảy máu chúng lên bàn thờ.23 Người ta dắt các con dê dùng để làm lễ tạ tội đến trước mặt vua và đại hội: tất cả đều đặt tay trên chúng.24 Các tư tế đã sát tế chúng và đổ máu lên bàn thờ, dâng lễ tạ tội, để xin ơn xá tội cho toàn thể Ít-ra-en, bởi lẽ vua ra lệnh phải dâng lễ toàn thiêu và lễ tạ tội là vì toàn thể Ít-ra-en. 25 Vua đã cắt đặt các thầy Lê-vi trong Nhà của ĐỨC CHÚA mang theo thanh la, đàn hạc như lệnh truyền của vua Đa-vít, của ông Gát, thầy chiêm của vua Đa-vít, và của ngôn sứ Na-than, bởi vì lệnh truyền ấy xuất phát từ ĐỨC CHÚA, qua trung gian các ngôn sứ của Người.26 Khi các thầy Lê-vi mang theo nhạc cụ của vua Đa-vít và các tư tế mang theo kèn, đã an vị,27 thì vua Khít-ki-gia ra lệnh dâng lễ toàn thiêu trên bàn thờ; lúc bắt đầu lễ toàn thiêu cũng là lúc trổi lên tiếng ca mừng ĐỨC CHÚA xen lẫn tiếng kèn cùng với các nhạc cụ của Đa-vít, vua Ít-ra-en.28 Toàn thể đại hội sụp xuống lạy, tiếng hát nổi lên, tiếng kèn vang dội, tất cả kéo dài cho đến khi lễ toàn thiêu chấm dứt.

Tái lập nền phụng tự

29 Lễ toàn thiêu chấm dứt, vua và tất cả những người hiện diện sụp xuống lạy.30 Rồi vua Khít-ki-gia và các thủ lãnh ra lệnh cho các thầy Lê-vi tán tụng ĐỨC CHÚA bằng những lời lẽ mà vua Đa-vít và thầy thị kiến A-xáp, đã soạn ra; họ hân hoan tán tụng và cúi mình bái lạy »

Điều đặc biệt của thánh vịnh 31 (32) này là nhấn mạnh vào sự tạ tội. Có cả một đoạn thơ trong Tv nói lên điều này:

5Lạy Chúa, con đã xưng tội ra với Ngài, chẳng giấu Ngài lầm lỗi của con. Con tự nhủ: “Nào ta đi thú tội với Chúa,” và chính Ngài đã tha thứ tội vạ cho con.(c5)

Sách Châm Ngôn có nói lời thú tội là một điều mở ra để  được lòng tha thứ của Chúa chấp nhận

« Kẻ giấu tội mình sẽ không thành đạt, nhưng ai xưng thú và chừa tội sẽ được xót thương » ( Cn 28-13)

Không phải Chúa đòi hỏi điều kiện để tha thứ ! Chúa là Tình Yêu cũng có nghĩa là Chúa Thứ Tha ; vì tha thứ chỉ là hành động yêu thương người tội lỗi. Nếu không thì chúng ta không thể gọi là « Chúa giàu lòng thương xót », đó là định nghĩa của chính Ngài phán từ lâu ( Trong sách Lê-vi) . Thế nhưng thú tội là cần ( cho chúng ta) vì đó là điều thiết yếu cho « chiến dịch- sự thật ». Đó là ý nghĩa câu  thứ 2 bài Tv: « 2Hạnh phúc thay, người Chúa không hạch tội, và lòng trí chẳng chút gian tà » (c2)

Dĩ nhiên thú tội đơn thuần không thể xoá tội nhưng làm mở lòng cho sự tha thứ của Thiên Chúa, I-sa-i-a nói lên điều này một cách tuyệt vời « 5Này,ngươi sẽ chiêu tập một dân tộc ngươi không quen biết; một dân tộc không quen biết ngươi sẽ chạy đến với ngươi, vì ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi, vì Đức Thánh của Ít-ra-en đã làm cho ngươi được vinh hiển. 6 Hãy tìm ĐỨC CHÚA khi Người còn cho gặp, kêu cầu Người lúc Người ở kề bên.  7 Kẻ gian ác, hãy bỏ đường lối mình đang theo, người bất lương, hãy bỏ tư tưởng mình đang có mà trở về với ĐỨC CHÚA - và Người sẽ xót thương -, về với Thiên Chúa chúng ta, vì Người sẽ rộng lòng tha thứ. 8 Thật vậy, tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta - sấm ngôn của ĐỨC CHÚA. » (Is 55 »6-8)

Thư thứ nhất Thánh Gio-an cũng nói thế :

 « 8 Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình, và sự thật không ở trong chúng ta. 9 Nếu chúng ta thú nhận tội lỗi, Thiên Chúa là Đấng trung thành và công chính sẽ tha tội cho chúng ta, và sẽ thanh tẩy chúng ta sạch mọi điều bất chính.(1Ga 1 : 8-9)

Làm sao lòng người không tràn đầy tri ơn ?

Thú nhận tội lỗi có hai nghĩa : thú tội và nhìn nhận lòng tạ ơn vì tình yêu giàu lòng thương xót và tha thứ của Chúa. Bài thánh vịnh diễn tả tuyệt vời trải nghiệm đó như một sự giải thoát thâm sâu trong lòng.

Câu thứ ba và thứ tư của Tv mà không được phụng vụ hôm nay đề nghị đọc mô tả sự đau khổ tâm lý ( hay cả thể lý ?) của kẻ còn từ chối thú nhận tội

 3 « Bao lâu con lặng thinh không thú lỗi, thì gân cốt rã rời, cả ngày con gào thét » 4 Vì ngày đêm con bị tay Ngài đè nặng, nên sức lực hao mòn, như bị nắng mùa hè thiêu đốt.

Nhưng sau khi thú tội người tín hữu kêu lên :

Chính Chúa là nơi con ẩn náu, khắp bốn bề trổi vang những khúc ca mừng con được giải thoát. 11Hỡi những người công chính, hãy vui lên trong Chúa, hãy nhảy mừng. Mọi tâm hồn ngay thẳng, nào cất tiếng hò reo

Từ nay người tín hữu là chứng nhân của sự tha thứ của Thiên Chúa, rút ra bài học từ trải nghiệm đó và hiến tặng cho tha nhân

11Hỡi những người công chính, hãy vui lên trong Chúa, hãy nhảy mừng. Mọi tâm hồn ngay thẳng, nào cất tiếng hò reo.

Thánh Phao-lô cũng sống mãnh liệt trải nghiệm về lòng tha thứ đó của Chúa, đã đọc lên Thánh Vịnh này trong thư cho thành Roma ( Rm 4,6-8) và từ đó ngài rút ra hai bài học.

Thứ nhất là Chúa tha thứ không vì công đức của chúng ta, mà nhưng không ( Thú tội không được xem là công đức) 

Thứ hai là sự tha thứ này được ban cho mọi người ( Cắt bì hay không cắt bì )

1Hạnh phúc thay, kẻ lỗi lầm mà được tha thứ, người có tội mà được khoan dung

« người » ở đây tức là mọi người

Thư cho Ti-mô-tê nói lên lòng hân hoan của người tội lỗi được tha thứ là một chứng từ cho sự cứu độ mọi người ( Và cũng là một lời mời gọi )

16 « Sở dĩ tôi được thương xót, là vì Đức Giê-su Ki-tô muốn tỏ bày tất cả lòng đại lượng của Người nơi tôi là kẻ đầu tiên, mà đặt tôi làm gương cho những ai sẽ tin vào Người, để được sống muôn đời »( 1Tm 1, 16)

***

 

Tác giả: Marie-Noëlle Thabut                       
Nguồn: Sách L’ intelligence des Ecritures Socéval Editions


Dịch giả: E. Máccô Lương Huỳnh Ngân               

Hiệu đính: Phêrô Nguyễn Thế Hoằng                 

 


Ý kiến của bạn


Mã an ninh
Click thay đổi mã khác

Copyright @ 2021 Cursillo Sài Gòn
Ban Biên tập trang Web Cursillosaigon.org
Email: cursillosg2015@gmail.com