Lời Chúa CN

TÌM HIỂU CỰU ƯỚC CHÚA NHẬT 2 MÙA CHAY NĂM B - 28/02/2021

Bài đọc 1 (St 22, 1-2. 9a. 10-13. 15-18)

 

"Của hiến tế của Abraham Tổ phụ chúng ta". 

 

Trích sách Sáng Thế

 

1 Sau các việc đó, Thiên Chúa thử lòng ông Áp-ra-ham. Người gọi ông: "Áp-ra-ham! " Ông thưa: "Dạ, con đây! "2 Người phán: "Hãy đem con của ngươi, đứa con một yêu dấu của ngươi là I-xa-ác, hãy đi đến xứ Mô-ri-gia mà dâng nó làm lễ toàn thiêu ở đấy, trên một ngọn núi Ta sẽ chỉ cho."

9 Tới nơi Thiên Chúa đã chỉ

10 Rồi ông Áp-ra-ham đưa tay ra cầm lấy dao để sát tế con mình.

11 Nhưng sứ thần của ĐỨC CHÚA từ trời gọi ông: "Áp-ra-ham! Áp-ra-ham! " Ông thưa: "Dạ, con đây! "

12 Người nói: "Đừng giơ tay hại đứa trẻ, đừng làm gì nó! Bây giờ Ta biết ngươi là kẻ kính sợ Thiên Chúa: đối với Ta, con của ngươi, con một của ngươi, ngươi cũng chẳng tiếc! "

13 Ông Áp-ra-ham ngước mắt lên nhìn, thì thấy phía sau có con cừu đực bị mắc sừng trong bụi cây. Ông Áp-ra-ham liền đi bắt con cừu ấy mà dâng làm lễ toàn thiêu thay cho con mình

15 Sứ thần của ĐỨC CHÚA từ trời gọi ông Áp-ra-ham một lần nữa

16 và nói: "Đây là sấm ngôn của ĐỨC CHÚA, Ta lấy chính danh Ta mà thề: bởi vì ngươi đã làm điều đó, đã không tiếc con của ngươi, con một của ngươi,

17 nên Ta sẽ thi ân giáng phúc cho ngươi, sẽ làm cho dòng dõi ngươi nên đông, nên nhiều như sao trên bầu trời, như cát ngoài bãi biển. Dòng dõi ngươi sẽ chiếm được thành trì của địch.

18 Mọi dân tộc trên mặt đất sẽ cầu chúc cho nhau được phúc như dòng dõi ngươi, chính bởi vì ngươi đã vâng lời Ta."

Điều tệ hại của bài này là có hai cách đọc !. Điều khủng khiếp nhất, là tưởng tượng Chúa ra lệnh để đùa xem ông Áp-ra-ham có vâng lời hay không…để sau cùng cho lệnh ngưng… « Đừng giơ tay hại đứa trẻ, đừng làm gì nó »! thật đúng lúc. Và cũng trong cách nhìn đó, tại vì ông Áp-ra-ham tuân lệnh làm bất cứ gì Chúa nói ( Bằng cách trả lời hai lần « Dạ Chúa con đây ») Chúa mới hứa trời hứa biển cho ông. Nhưng nhìn như thế, tôi xin lỗi, là đọc như người ngoại đạo ! Với một Thiên Chúa chờ đợi chúng ta ở ngõ quanh để thưởng, để phạt một cách độc đoán như một vị vua độc tài… một Thiên Chúa như thỉnh thoảng chúng ta mường tượng như thế, chứ không phải Thiên Chúa thật.

Đọc với đức tin là khác hẳn như thế. Cũng như ta nói khi ta nhìn người mình yêu thì nhìn « với cặp mắt yêu thương », thì ở đây cũng như thế, có những « cặp mắt đức tin ». Hơn nữa nếu chúng ta có thời gian đọc trọn cả bài, như Thánh Kinh kể lại (ở đây phụng vụ chỉ đề nghị một đoạn ngắn gọn) chúng ta sẽ nhận thấy đề tài « cách nhìn » rất được hiện diện trong cả các chương. Các chữ như « Ông Áp-ra-ham ngước mắt lên nhìn, thì thấy phía sau có con cừu" (c13) được trở lại nhiều lần. Chữ " Mo-ti-va" cũng là cách chơi chữ động từ "nhìn" : điều này có nghĩa là " Chúa nhìn thấy" : và "  nhìn thấy Chúa" . Một cách nói lòng tin như cặp mắt kính, mang vào để thấy Chúa và thế gian.

Chúng ta thử đọc với đức tin sự kiện này

Thứ nhất, khi bài này được viết cách đây ít nữa 1000 năm, ai cũng biết I-xa-ác không bị Áp-ra-ham giết, nhưng đã sống rất lâu sau đó. Tác giả không đề nghị chúng ta xem như một phim hồi hộp. Nhân dịp này chúng ta nhận ra nhiều tranh ảnh vẽ lên hình ảnh cảnh hiến dâng I-xa-ắc nhấn mạnh đến khía cạnh hồi hộp này.

Điều thứ hai, khi bài này được viết ( chỉ 800 năm trước CN, trong lúc ông Áp-ra-ham sống khoảng năm 1850 trước CN), ai cũng biết Chúa nhiệt liệt từ chối dâng mạng người ! Từ trước đến giờ đều như thế. Và chúng ta cũng biết rất khó vâng theo điều cấm này trong lúc các dân tộc chung quanh đều thực hành hiến dâng mạng người. Điều này đòi hỏi thay đổi cách nhìn của con người về Thiên Chúa. Vì lẽ ấy con cái Áp-ra-ra-ham đọc bài này như một tường thuật sự thay đổi cách nhìn của Áp-ra-ham về Thiên Chúa. Gần như Chúa nói với ông : Khi ta đòi hỏi ngươi một sự hiến tế, ngươi thấy Ta như thế nào ? Ngươi có thể nào tưởng tượng Thiên Chúa muốn con ngươi phải chết ? Nếu nghĩ như thế thì ngươi đã lầm ! Mặc dù Ta đã làm mọi sự để nhắc ngươi, ta Hứa cho người một dòng dõi, chính từ đứa con ấy của ngươi. »

Lời hứa bất hủ ấy chúng ta đã đọc trong sách Sáng Thế : «Ta sẽ làm cho ngươi thành một dân lớn , sẽ chúc phúc cho ngươi Ta sẽ cho tên tuổi ngươi được lẫy lừng,… Nhờ ngươi, mọi gia tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc…Ta sẽ làm cho dòng dõi ngươi nhiều như bụi trên mặt đất;…Hãy ngước mắt lên trời, và thử đếm các vì sao, xem có đếm nổi không." Người lại phán: "Dòng dõi ngươi sẽ như thế đó!...chính nhờ I-xa-ác mà ngươi sẽ có một dòng dõi mang tên ngươi »  (Chúng ta thấy tất cả các lời hứa ấy trong sách Sáng Thế từ chương 12 đến 21)

Tất cả bắt đầu bằng chữ đầu tiên «  Áp-ra-ham » Chúa không gọi bằng tên – Á-ram - của ông nhưng bằng tên Ngài đặt cho ông từ ngày lập Giao Ước với ông – Áp-ra-ham có nghĩa là « tổ tiên một dòng dõi đông đúc »

« Hãy đem con của ngươi, đứa con một yêu dấu của ngươi là I-xa-ác… ». Trong cách đọc như dân ngoại, người ta sẽ nói : chẳng những Thiên Chúa đòi hỏi một điều ghê tởm mà còn đùa như ngoáy gươm vào vết thương …Cách đọc khác là : sở dĩ Chúa nhấn mạnh : « Hãy đem con của ngươi, đứa con một yêu dấu của ngươi là I-xa-ác… »đó là cách Chúa nói : Ta không quên lời hứa của Ta, Ta không quên tất cả hy vọng đều dựa vào chính I-xa-ác…tên nó có nghĩa « đứa con của tiếng cười » : này Áp-ra-ham, hãy nhớ, ngươi đã cười khi ta hứa nó cho ngươi ; và Sa-ra cũng cười …ngươi không tin nó sẽ được sinh ra, ngươi đã lớn tuổi, và nó đã được sinh ra, vì Ta đã hứa như thế. Đứa con một  của ngươi, từ nó và chỉ từ nó mà thôi, lời hứa của Ta được thực hiện, từ đó con cháu dòng dõi ngươi được sinh ra…Một dòng dõi đông đúc như bụi trên mặt đất (St13) đông như sao trên trời  ( St15). 

« Tất cả hy vọng của chúng ta dựa vào I-xa-ác… » chúng ta dám nói như thế. Hai cách đọc, như người ngoại và như người có đức tin khác nhau ở chỗ này : người ngoại ngờ vực Thiên Chúa không quan tâm, trong lúc người có lòng tin được mặc khải niềm hy vọng của loài người và hy vọng của Thiên Chúa là một, vì lẽ ấy Thiên Chúa đã cam kết vào cuộc phiêu lưu Giao Ước. Tin, tức là không bao giờ quên, mặc cho những gì có thể xảy ra, kế hoạch của Thiên Chúa là kế hoạch yêu thương ! Chính vì thế, ông Áp-ra-ham có lòng tin như thế ; tin đến nỗi – vì lý do gì đó mà ông không biết nhưng chắc chắn như thế - Chúa sẽ thực hiện lời hứa của Ngài cho ông một dòng dõi, từ I-xa-ác chứ không từ ai khác. Vì lẽ ấy ông Áp-ra-ham được xem như một mẫu gương cho con cái về sau ; và cũng vì lẽ ấy Chúa có thể thử thách lòng tin  của ông. Bất chợt, nhờ đức tin không có gì thắng nổi, khúc quanh duy nhất, có tính cách quyết định đã vượt qua trong lịch sử Mặc Khải. Ông Áp-ra-ham khám phá ra khi Chúa nói hãy « hy sinh »  không có nghĩa là « giết » như thể máu làm cho Chúa vui ! Chúa đã nói Áp-ra-ham «  hãy dâng con ngươi làm lễ toàn thiêu »  và Áp-ra-ham được mặc khải điều này chỉ muốn nói «  hãy để cho nó sống, nhưng đừng quên chính ta ban nó cho ngươi » . Kể từ nay ở Ít-ra-en người ta biết Thiên Chúa không bao giờ muốn con người phải chết, bất cứ vì lý do gì.

Vì thế,  ông Áp-ra-ham chẳng bao giờ bỏ lòng tin, ông có thể nghe lại lời hứa, một lời hứa ông không bao giờ nghi ngờ : «17 nên Ta sẽ thi ân giáng phúc cho ngươi, sẽ làm cho dòng dõi ngươi nên đông, nên nhiều như sao trên bầu trời, như cát ngoài bãi biển. Dòng dõi ngươi sẽ chiếm được thành trì của địch. 18 Mọi dân tộc trên mặt đất sẽ cầu chúc cho nhau được phúc như dòng dõi ngươi, chính bởi vì ngươi đã vâng lời Ta » (c17.18) 

Nhưng cho đến ngày nay, các lời hứa đó vẫn chưa hoàn toàn được thực hiện, dòng dõi đông đúc thì thật sự đã có, thế nhưng còn suối nguồn chúc phúc cho muôn dân, bắt đầu bằng chính dân It-ra-en thì chưa hẳn đã có, còn chưa đến. ! thật vậy khi ta nhìn các con cái của dòng dõi này, tranh chiến mãnh liệt với nhau như thế nào. !...

Từ nay xứng đáng được gọi là « Con cái Ap-ra-ham » những ai tin rằng dù sao đi nữa Lời Hứa của Chúa sẽ được thực hiện chỉ vì chính Chúa đã hứa, và Ngài luôn trung tín. Thật ra tất cả những ai tin vào lời hứa ấy và hết lòng hành động cho lời hứa ấy được thực hiện, đều xứng đáng được gọi là « con cháu Áp-ra-ham ».

***

 

THÁNH VỊNH (Tv 115(116), 10.15, 16ac, 17, 18-19)

 

Đáp: Tôi sẽ tiến đi trước thiên nhan Chúa trong miền đất của nhân sinh 

 

10 Tôi đã tin cả khi mình đã nói: "Ôi nhục nhã ê chề! "

15 Đối với CHÚA thật là đắt giá
cái chết của những ai trung hiếu với Người.

16 Vâng lạy CHÚA, thân này là tôi tớ,
tôi tớ Ngài, con của nữ tỳ Ngài,
xiềng xích trói buộc con, Ngài đã tháo cởi.

17 Con sẽ dâng lễ tế tạ ơn, và kêu cầu thánh danh ĐỨC CHÚA.

18 Lời khấn nguyền với CHÚA, tôi xin giữ trọn,
trước toàn thể dân Người,

19 tại khuôn viên đền CHÚA, giữa lòng ngươi, hỡi Giê-ru-sa-lem!
 

Đây là dân có đức tin nói. Họ đã trải nghiệm trong đau khổ, là Thiên Chúa luôn đồng hành với họ Tôi đã tin cả khi mình đã nói: "Ôi nhục nhã ê chề! ". Điều nhục nhã ê chề mà họ nói ở đây là kiếp nô lệ khi còn bên Ai-cập: Mười lần vua Pha-ra-ôn hứa trả tự do, nhưng lần nào cũng cư xử như kẻ phản nghịch. Chỉ có Chúa mới nâng đỡ những cố gắng giải thoát của dân Ngài và giúp thoát khỏi Ai-cập. Các câu đầu bài Tv mà chúng ta không đọc hôm nay, giải thích bối cảnh ấy:

10 Tôi đã tin cả khi mình đã nói: "Ôi nhục nhã ê chề! "

11 Đã thốt ra trong cơn hốt hoảng: "Mọi người đều giả dối! "

12 Biết lấy chi đền đáp CHÚA bây giờ vì mọi ơn lành Người đã ban cho?

13 Tôi xin nâng chén mừng ơn cứu độ và kêu cầu thánh danh ĐỨC CHÚA.

16 Vâng lạy CHÚA, thân này là tôi tớ, tôi tớ Ngài, con của nữ tỳ Ngài, xiềng xích trói buộc con, Ngài đã tháo cởi.

Xiềng xích ở đây là xiềng xích của Ai-cập, nhưng với thời gian còn có nhiều ách nô lệ khác. Và mọi người đều biết, mặc dù bề ngoài có thể tự do, nhưng những xiềng xích khác đang siết lại bên trong.

Đó là thừ gông xiềng như mọi gông xiềng nhưng là thứ tệ hại hơn hết, đó là tưởng tượng trong đầu một hình ảnh sai về Thiên Chúa. : ví dụ như tưởng tượng Thiên Chúa ganh tị với loài người (như thần thoại Mê-sô-pô-ta-mi-a) hay nghĩ rằng Thiên Chúa khao khát lấy người tế lễ toàn thiêu ( Như đạo thờ các thần vùng Ca-na-an). Khi dân It-ra-en đến sống trong vùng Ca-na-an chung đụng với một đạo giáo đòi hỏi tế lễ người, phải chống trả lắm  mới không bị ảnh hưởng lây lan, nhưng không phải lúc nào cũng thành công. Khi tình hình trở nên xấu, khi sợ chiến tranh hay một tai hoạ lớn, và khi có kẻ thuyết phục phải dâng lễ toàn thiêu thì người ta cũng làm bất cứ chuyện gì để thoả mãn đòi hỏi của các vị thần nào đó….Cũng vì thế, hồi thế kỷ thứ VIII trước CN, để cứu vương quốc của mình, vua A-khát đem con mình ra tế lễ toàn thiêu. Chính lúc đó câu chuyện Áp-ra-ham được viết trong sách Sáng-thế. Sự khám phá tuyệt vời của Ap-ra-ham là Chúa muốn mọi người được sống. Không có cái chết nào làm vinh danh Người, Ngài không muốn loại hi sinh đó…Khi chúng ta nghe câu  15 Đối với CHÚA thật là đắt giá cái chết của những ai trung hiếu với Người, đến đây chúng ta hiểu vì sao bài Tv này được đề nghị đọc như tiếng vang với bài đọc 1 về ông Ap-ra-ham bị thử thách.

Sự khám phá ra Đối với CHÚA thật là đắt giá cái chết của những ai trung hiếu với Người không luôn luôn được chấp nhận đâu ! Con rắn trong vườn địa đàng sách Sáng Thế luôn ám chỉ rằng Thiên Chúa vẫn thích cái chết của con người….và chính vì thế Thánh Kinh xác nhận rằng ý đó là một cám dỗ không nên sa vào. Mà sở dĩ Thánh Kinh nhấn mạnh như thế là vì cơn cám dỗ đó không ngừng trở đi trở lại, cho thấy Chúa là đối thủ của sự tự do và sự sống của chúng ta. Tưởng như Chúa mặc sức đùa với sự sống của chúng ta.  Dĩ nhiên, vì thế mối liên hệ của ta đối với Thiên Chúa tùy thuộc vào hình ảnh của chúng ta về Thiên Chúa. 

Trong mô hình ngoại đạo, có thể nói có hai giai đoạn: thứ nhất con người ao ước điều gì; giai đoạn thứ hai là để nhận được điều đó, thì tán tỉnh thần linh bằng mọi cách có thể, ngay cả tế lễ toàn thiêu con người nếu cần. Trái ngược lại, Thánh-vịnh thể hiện thái độ đức tin, đề nghị mô hình trái hẳn lại. Cũng có hai giai đoạn nhưng ngược lại.

Giai đoạn thứ nhất, chính Chúa lấy sáng kiến ban đầu. Từ thuở đầu Thiên Chúa đã lấy sáng kiến, với A-đam, với Nô-ê, với Ap-ra-ham, mỗi lần chính Chúa ban cho con người sự sống hay kết Giao ước, vì hạnh phúc của con người, chứ không vì lợi riêng cho Ngài, Ngài là Thiên Chúa. Thế rồi khi dân Ngài đau khổ ở Ai-cập, Chúa đến cứu họ.

“ĐỨC CHÚA phán: "Ta đã thấy rõ cảnh khổ cực của dân Ta bên Ai-cập, Ta đã nghe tiếng chúng kêu than vì bọn cai hành hạ. Phải, Ta biết các nỗi đau khổ của chúng.8 Ta xuống giải thoát chúng khỏi tay người Ai-cập, và đưa chúng từ đất ấy lên một miền đất tốt tươi, rộng lớn, miền đất tràn trề sữa và mật, xứ sở của người Ca-na-an, Khết, E-mô-ri, Pơ-rít-di, Khi-vi và Giơ-vút.9 Giờ đây, tiếng rên siết của con cái Ít-ra-en đã thấu tới Ta; Ta cũng đã thấy cảnh áp bức chúng phải chịu vì người Ai-cập.10 Bây giờ, ngươi hãy đi! Ta sai ngươi đến với Pha-ra-ô để đưa dân Ta là con cái Ít-ra-en ra khỏi Ai-cập."( St 3,7-10)

Và Chúa đã giải thoát dân Người.

Giai đoạn thứ hai, để đáp lại – và chỉ để đáp lại mà thôi – dân chúng dâng lời tạ ơn, nhìn nhận công trình của Thiên Chúa “12 Biết lấy chi đền đáp CHÚA bây giờ vì mọi ơn lành Người đã ban cho?” và từ nay tạ ơn Chúa không chỉ  phải tế lễ trong đền thánh mà là mọi nơi, trong lối sống hằng ngày bằng cách làm theo thánh ý Chúa.

17 Con sẽ dâng lễ tế tạ ơn, và kêu cầu thánh danh ĐỨC CHÚA.

18 Lời khấn nguyền với CHÚA, tôi xin giữ trọn, trước toàn thể dân Người,

19 tại khuôn viên đền CHÚA, giữa lòng ngươi, hỡi Giê-ru-sa-lem!

Tất nhiên Thánh vịnh này có tất cả ý nghĩa của nó nếu ta biết đó là một bài trong các Thánh Vịnh Ha-len ( Tv từ 113 đến 118 dược hát ngày lễ Vượt Qua Do Thái, sau bữa ăn ) Chúa Giê-su đã hát Tv ngày thứ Năm Tuần Thánh. Thánh sử Mat-thêu chép : 30 Hát thánh vịnh xong, Đức Giê-su và các môn đệ ra núi Ô-liu.” ( Mt 26,30). Điều đáng ngạc nhiên nhất là sự giống nhau giữa Thánh Vịnh này Chúa hát trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh và Tv Ngài đọc trên Thánh Giá2 Lạy Chúa con thờ, muôn lạy Chúa,Ngài nỡ lòng ruồng bỏ con sao? ( Tv 22,2)

Bài này hay Tv kia đều gợi lại sự đau khổ 10 Tôi đã tin cả khi mình đã nói: "Ôi nhục nhã ê chề! "

Cả hai kết thúc bằng lời tạ ơn, cả hai dùng những ngôn từ giống nhau như hệt.

Tv 21 nói : 23 Con nguyện sẽ loan truyền danh Chúa cho anh em tất cả được hay, và trong đại hội dân Ngài,

con xin dâng tiến một bài tán dương.

24 Hỡi những ai kính sợ ĐỨC CHÚA, hãy ca tụng Người đi! Hỡi toàn thể giống nòi Gia-cóp, nào hãy tôn vinh Người! Dòng dõi Ít-ra-en tất cả, nào một dạ khiếp oai!

25 Bởi vì Chúa đã chẳng coi thường, chẳng khinh miệt kẻ nghèo hèn khốn khổ, cũng không đành ngoảnh mặt làm ngơ,nhưng đã thương nghe lời cầu cứu. ( Tv21, 23-25)

Như một tiếng vang, bài Tv chúng ta hôm nay lập lại cùng một lời khẳng định.:

“ 18 Lời khấn nguyền với CHÚA, tôi xin giữ trọn,trước toàn thể dân Người,

19 tại khuôn viên đền CHÚA, giữa lòng ngươi, hỡi Giê-ru-sa-lem!

***

 

Tác giả: Marie-Noëlle Thabut                       
Nguồn: Sách L’ intelligence des Ecritures Socéval Editions


Dịch giả: E. Máccô Lương Huỳnh Ngân               

Hiệu đính: Phêrô Nguyễn Thế Hoằng                 


Ý kiến của bạn


Mã an ninh
Click thay đổi mã khác

Copyright @ 2021 Cursillo Sài Gòn
Ban Biên tập trang Web Cursillosaigon.org
Email: cursillosg2015@gmail.com