Sức khỏe

Rối loạn tiền đình

Khi tôi tiếp cận với cách chữa trị tại Việt Nam, Rối Loạn Tiền Đình là một căn bệnh rất thường thấy trong các sổ khám bệnh, mà các toa thuốc thật đa dạng vô cùng. Thông thường là một loạt Vitamine từ A B1 B6 B12, C D E… đến Z (!) Magnesium, Calcium, rồi thì Ginkgo Biloba, Hoạt huyết Dưỡng não; thậm chí cả thuốc an thần thảo dược đủ thứ hiệu!

Xin mở ngoặc, quý bạn có biết Ginkgo Biloba và đa số Hoạt Huyết Dưỡng não cũng là một thứ, là thuốc gì không? Có hộp xuất xứ từ Mỹ giá bán 700.000đ một hộp nhỏ tí teo, tất cả chỉ là từ cây, lá hay trái bạch quả, ở các chợ giá dưới 100.000đ/kg! Có mấy chục hiệu lấy tên khác nhau, duy chỉ có cái tên nhãn hiệu, phải bái phục các Công ty Dược đã chọn đúng nhu cầu tâm lý bệnh nhân, trong đó bán chạy nhất đó là Hoạt Huyết Dưỡng Não, giúp các chủ nhân trở thành tỷ phú với cây Bạch quả!

Họ bịa ra vô số hình ảnh, quảng bá bằng nhiều cách chữa trị đủ thứ bệnh! Thoáng qua Internet chúng ta có thể đọc: Phụ nữ bị sa tử cung; phụ nữ cơ thể suy nhược; khí hư bạch đới; viêm đường tiết niệu cấp, sốt, tiểu rắt, buốt, nước tiểu đục; viêm họng hạt, viêm mũi họng dị ứng; Hen phế quản; thậm chí cả ung thư vùng mũi họng và lao phổi!

Các Bác Sĩ lười học hỏi, hay không dành hơn 1 phút để suy nghĩ; cứ bệnh nhân khai bị choáng váng, «cái đầu quay quay» là gán cho cái nhãn hiệu Rối Loạn Tiền Đình; rồi ghi trong cái toa một loạt thuốc bổ và một loạt hiệu thuốc từ cây bạch quả. Nếu bệnh nhân từng dùng Hoạt Huyết Dưỡng Não vô hiệu, thì có hàng chục hiệu khác cũng từ Gonkgo Biloba, mạnh tay hơn thì cho thêm thuốc tâm thần!

Thế Rối Loạn Tiền Đình là gì ?

Thường bệnh nhân khai bị choáng váng, «cái đầu quay quay». Có rất nhiều nguyên do, nhưng đại đa số là vì tụt đường huyết!

Nếu Bác Sĩ chưa quên những gì đã học và kiên nhẫn hỏi kỹ cách ăn uống của bệnh nhân như thế nào: đặc biệt khoảng cách thời gian giữa các bữa ăn, ngày và giờ  bị «Rối loạn Tiền đình», thì đó đúng là những hội chứng:

1/  Rối loạn thần kinh giao cảm: lo lắng, run tay chân, vã mồ hôi, hồi hộp đánh trống ngực.

2/ Nhiều khi trầm trọng hơn rối loạn hệ thần kinh trung ương: mất khả năng tập trung, nhìn mờ, lơ mơ, lú lẫn, co giật, hôn mê. Đó là triệu chứng của tụt đường huyết.

Chẫn bệnh rất dễ, nếu ai đó đo đường huyết ở ngón tay; trong trường hợp đó sẽ thấy đường huyết dưới 4 mmol/l (bình thường phải giữa 5 và 7,2 mmol/l), mấy hôm sau ngay khi bệnh nhân đến khám: chỉ cần kiên nhẫn hỏi kỹ. Rất thường, có người ăn cơm chiều khoảng 16-17 giờ; sáng hôm sau thức sớm sinh hoạt, hoặc đi Lễ, đến 9 giờ thậm chí 10 ÷11 giờ mới ăn. Hai bữa cơm cách nhau 17-18 tiếng. Bởi vậy không bị «Rối Loạn Tiền Đình» mới lạ! Trường hợp khác là trưa do sinh hoạt quên ăn, thì thường bị trước khi ăn cơm chiều!

Có loại chóng mặt, cần lưu ý khác với «Rối Loạn Tiên Đình» như các bệnh do rối loạn tai trong, bộ phận làm cho ta cân bằng, ví dụ như bệnh Ménière. Về lâm sàng:

Khi bị chóng mặt do rối loạn tai trong, rất dễ phân biệt, không cần xét nghiệm gì rắc rối: bệnh nhân thấy cả cái nhà quay quay, còn choáng váng vì tụt đường là bệnh nhân quay quay chứ trần nhà đứng yên, hai thứ đều gây cảm giác mất thăng bằng, sắp té ngã!

Ngày nay, các Bác Sĩ ở Việt Nam và nhiều khi ở nước ngoài cũng ít dùng lý luận lâm sàng, không nghe bệnh nhân mô tả kỹ, phân tách các triệu chứng, chỉ chờ đợi các xét nghiệm; vừa chậm trễ, đắt tiền và lắm khi vô hiệu!  

Cách phòng ngừa và chữa tụt đường huyết nhẹ:

  • Ngồi hay nằm ngay nghỉ một thời gian, để giảm nhu cầu thể lý, tránh tình trạng tệ hơn có thể đi đến hôn mê.
  • Uống một chai nước ngọt hay 1 cốc nước với 3 thìa cà phê đầy đường. ( Viên kẹo không đủ)
  • Tránh để hai bữa cơm cách khoảng nhau quá xa. ( Thông thường ta không để ý đến thời gian lúc ngủ, khoảng cách giữa cơm chiều và bữa ăn ngày sau quá cách xa.

 

Bs DE COLORES


Ý kiến của bạn


Mã an ninh
Click thay đổi mã khác

Copyright @ 2021 Cursillo Sài Gòn
Ban Biên tập trang Web Cursillosaigon.org
Email: cursillosg2015@gmail.com