Năm tiêu chí của một gia đình Công giáo

 

Ts. Gregory Popcak

Cái nhìn Công giáo về đời sống gia đình được giải thích trong các tài liệu như Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội Trong Thế Giới Hôm Nay (Gaudium et Spes), Tông huấn về Gia Đình (Familiaris Consortio), và những tài liệu hậu hội thượng hội đồng khác. Nói cách khác, gia đình Công giáo có nên khác một cách nào đó với những gia đình khác không, và nếu có, nó sẽ như thế nào?

Trong câu trả lời của tôi cho cuộc khảo sát về Đại Hội ngoại thường về Gia Đình, tôi gợi lên 5 tiêu chí của một gia đình Công giáo. Tôi không cho rằng đây là một bảng gợi ý hoàn thiện. Có thể có vài thiếu sót hiển nhiên. Vấn đề là nhằm đạt tới một cuộc bàn luận đi tới một chỉ dẫn thiết thực cho đời sống gia đình Công giáo nên như thế nào (như được nói rõ bởi các tài liệu hậu thượng hội đồng liên quan về đời sống gia đình). Đây là những gợi ý khiêm tốn của tôi.

Năm tiêu chí của một gia đình Công giáo

1. Cùng nhau thờ phượng trong các gia đình Công giáo. Bí tích Thánh Thể là nguồn mạch của tình yêu và là dấu chỉ của sự mật thiết với điều mà chúng ta được mời gọi. Cho nên, như một gia đình, chúng ta tham dự thánh lễ Chúa Nhật hằng tuần (những ngày lễ và những lúc khác khi chúng ta có thể) và chúng ta tích cực tham gia đời sống của giáo xứ - gia đình thiêng liêng ngoài gia đình của mình. Chúng ta cũng nhìn nhận rằng khi làm người chúng ta phấn đấu trở nên cộng đồng yêu thương mà chúng ta được mời gọi ở trong đó. Vì vậy, như một gia đình, chúng ta thường xuyên đi xưng tội (đề nghị : hằng tháng) để tìm sự chữa lành và ân sủng của Chúa hầu chúng ta sống tốt hơn cái nhìn yêu thương của Chúa trong đời ta và gia đình ta.

2. Gia đình Công giáo cầu nguyện với nhau. Như “Hội Thánh tại gia” chúng ta nhận thấy chúng ta không thể yêu thương người khác như Chúa yêu chúng ta trừ khi chúng ta xin Chúa dạy ý nghĩa của cùng nhau chung sống. Cho nên, thêm vào đời sống cầu nguyện cá nhân, chúng ta họp nhau như vợ chồng và cũng như một gia đình để cầu nguyện hằng ngày. Lúc đó chúng ta ngợi khen và cảm tạ Chúa vì những ơn lành của Ngài. Chúng ta xin Ngài ban ân sủng để chúng ta yêu thương người khác và thế giới này tốt hơn. Chúng tìm kiếm thánh ý Ngài cho cuộc sống của chúng ta. Và chúng ta cầu nguyện cho cả nhu cầu của chúng ta cũng như của Gia Đình Thiên Chúa (Hội Thánh). Chúng ta nhận ra trong những lời của Tôi Tớ Chúa Patrick Peyton : “Gia đình cầu nguyện với nhau sẽ ở cùng nhau.”

3. Gia đình Công giáo được mời gọi bước vào sự thân mật. Tertulianô đã từng nói : “Thế gian nói rằng hãy nhìn vào những người kitô hữu đó và thấy họ yêu thương nhau như thế nào!” Cuộc đời người kitô hữu trước hết và trên hết là một lời mời gọi bước vào hiệp thông thân mật. Chúng ta nhận ra rằng gia đình là “trường học yêu thương”. Vì vậy, như một gia đình, chúng ta luôn luôn nỗ lực chính mình tìm kiếm để khám phá những cách mới hầu mở ra hơn và yêu thương người khác như vợ chồng, cha mẹ và con cái. Chúng ta nhìn nhận con cái phải là dấu chỉ hữu hình của việc đoàn kết yêu thương giữa vợ chồng. Chúng ta phải biến điều này thành hiện thực trong gia đình chúng ta. Hơn nữa, chúng ta nuôi dưỡng đời sống hôn nhân và việc làm cha làm mẹ mà mỗi thành viên trong gia đình - vợ chồng, cha mẹ và con cái – sẵn lòng mở ra đến người khác và tìm kiếm cho đi chính mình một cách nhưng không hầu tạo nên một “cộng đoàn yêu thương” sâu sắc hơn. Chúng ta luyện tập tất cả các nhân đức giúp chúng ta sống cuộc đời như một quà tặng.

4. Gia đình Công giáo đặt gia đình trên hết. Chúng ta nhìn nhận đời sống gia đình tự nó là phạm vi hoạt động quan trọng nhất bởi vì những mối quan hệ gia đình chúng ta là phương tiện đầu tiên Chúa dùng để hoàn thiện chúng ta. Để hoàn thiện sự thân mật mà chúng ta được mời gọi nuôi dưỡng như hội thánh tại gia, chúng ta nhận ra tầm quan trọng của những lối sống gia đình chuẩn mực và nên chú tâm hơn về những hoạt động ấy chẳng hạn như bữa cơm tối gia đình, cầu nguyện và thờ phượng trong gia đình, một trò chơi ban tối và/hoặc “ngày gia đình” và thời gian thích hợp để từng bước hiệp thông và xây dựng mối quan hệ. Chúng ta giữ những hoạt động này như những nghi thức thiêng liêng của hội thánh tại gia và quý trọng chúng hơn những hoạt động khác.

5. Gia đình Công giáo là chứng nhân và dấu chỉ. Chúa muốn biến đổi thế giới qua gia đình chúng ta. Chúng ta tham gia vào kế hoạch của Ngài nhằm biến đổi thế giới bằng hai cách. Trước tiên, trong mọi cách có thể nơi những mối liên hệ hằng ngày như vợ chồng, cha mẹ và con cái, bằng cách nỗ lực tỏ bày tình yêu và sự thân mật mà mọi tâm hồn con người mong muốn. Chúng ta phải tỏ bày cho thế giới thấy rằng tình yêu này là giấc mơ có thể đáng vươn tới. Thứ đến, chúng ta sẽ mang tình yêu ra ngoài gia đình bằng cách phục vụ thế giới bao la và tôn trọng sự toàn vẹn của một gia đình.

Như đã nói ở trên, đây là một bảng chưa đầy đủ. Tuy nhiên, tôi tin rằng nó hình dung cho phần nào của nỗ lực mà phải được thực hiện bởi Hội Thánh để phúc âm hóa gia đình. Tôi nghĩ người tín hữu xứng đáng với những gợi ý cụ thể và thực tế (được rút ra từ các tài liệu có liên quan) mà có thể dùng như một điểm khởi đầu hiệu quả nhằm đào sâu một cách sâu sắc hơn trong cái nhìn Công giáo về đời sống hôn nhân và gia đình.

 

Tác giả bài viết: Lm. G.B. Nguyễn Kim Ngân chuyển ngữ

Nguồn tin: Gpquinhon.org

 


Ý kiến của bạn


Mã an ninh
Click thay đổi mã khác

Copyright @ 2021 Cursillo Sài Gòn
Ban Biên tập trang Web Cursillosaigon.org
Email: cursillosg2015@gmail.com