“CHA MẸ KHÔNG BIẾT LÀ
CON CÓ BỔN PHẬN TRONG NHÀ CHA CON SAO ?”
Tin Mừng theo thánh Luca 2, 49
Hát thánh ca Mùa Giáng Sinh để khai mạc.
Chúng ta hãy cầu nguyện.
Nhân Danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Amen
Lạy Chúa, Chúa đã muốn đề cao Thánh Gia như tấm gương xán lạn để mọi người bắt chước. Xin làm cho chúng con cũng biết noi gương để ăn ở đúng lễ nghĩa gia phong, sống đùm bọc lẫn nhau trong tình yêu mến, hầu được chung hưởng niềm an vui vĩnh cửu trong nhà Chúa trên trời. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen
(Sách lễ Rôma, Lời nguyện lễ Thánh Gia)
1 - LẮNG NGHE LỜI CHÚA
Tin Mừng theo thánh Luca 2,41-52.
- Một người công bố Lời Chúa. Mọi người đứng lắng nghe.
- Sau đó, mỗi người, ngồi, tự mình đọc lại Lời Chúa, to-rõ-chậm, đủ nghe, một hay hai lần, nếu cần.
2 - NHỚ LẠI LỜI CHÚA ĐỂ GI NHẬN
Sau khi đọc, dành vài phút thinh lặng, nhớ lại Lời Chúa và ghi nhận
1 lời chạm đến tôi, dựa theo các câu hỏi gợi ý sau đây:
- Lời Chúa hôm nay nói gì với TRÍ tôi về Chúa Giêsu?
Tôi hiểu biết Chúa tôi rõ hơn ở chỗ nào?
- Lời Chúa hôm nay đánh động TÂM tôi ở chỗ nào?
Lòng tôi được thúc đẩy yêu mến Chúa Giêsu hơn ở điểm nào?
- Lời Chúa hôm nay thúc đẩy THÂN tôi làm gì để đi theo Chúa?
..........................................................................................................
(Nếu đã quen làm Lectio Divina trong Nhóm hay ở gia đình, sau khi suy niệm, có thể mời vài người chia sẻ vắn tắt câu trả lời của mình ).
3 - CHIÊM NGHIỆM ĐỂ NHẬN RA Ý CHÚA
Đọc lại Lời Chúa một lần nữa, sau đó suy nghĩ: Lời Chúa tôi nghe được hôm nay nối kết với kinh nghiệm cuộc sống hàng ngày của tôi ở chỗ nào?
1.“Khi Người được mười hai tuổi, Đức Giêsu và cha mẹ cùng lên đền Giêrusalem mừng lễ Vượt Qua" (câu 41-49).
Chúa Giêsu cũng có một gia đình, có cha mẹ. Ngài cũng có một dân tộc với một lịch sử được Thiên Chúa hướng dẫn. Lễ Vượt Qua là lễ trọng nhất trong 3 lễ của Đạo Do thái, kỷ niệm biến cố Thiên Chúa giải cứu dân khỏi nô lệ của người Ai cập nhờ ông Môsê. Thiên Chúa quan phòng cho chúng ta thuộc về một dân tộc, với một lịch sử, một truyền thống văn hóa và những biến cố xe dệt nên gia đình và con người mình. Tôi đã đón nhận dân tộc và lich sử Việt Nam như thế nào? Tôi nhận ra những giá trị cao đẹp nào? có thấy bàn tay Chúa Quan phòng dẫn dắt dân tộc mình làm sao không? Để tạ ơn Chúa!
................................................................................................
.................................................................................................
2. "Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?" (câu 49).
Có điều gì lạ lùng ở đây? Chúa Giêsu trả lời với Mẹ Maria như vậy. Ngài vừa nhận biết cha mẹ đi tìm mình, lại vừa nói "con có bổn phận ở nhà của Cha con." Thật nhiệm mầu ! Ở tuổi 12, mà người Do thái xem là trưởng thành, Chúa Giêsu đã ý thức Thiên Chúa là ai đối với mình, và thấy được bổn phận của Ngài. Bổn phận này, Ngài đã lo chu toàn cho tới chết. Tôi có ý thức mình là "con của Cha trên trời" không? Và đã chu toàn bổn phận trong Nhà Cha như thế nào?
.................................................................................................
.................................................................................................
3. “Người đi xuống cùng cha mẹ, trở về Nadarét và hằng vâng phục các ngài…. Đức Giêsu ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa trước mặt Thiên Chúa và người ta” (câu 51-52)
Cũng lạ lùng thay, ngay sau đó, Chúa Giêsu "đi xuống với cha mẹ, trở về Nadarét và hằng vâng phục các ngài", để nhờ cha mẹ dưỡng dục mà lớn lên về trí tuệ (Trí-Khôn ngoan), thân xác (Thân-cao lớn) và tâm hồn (Tâm- ân nghĩa trước mặt Thiên Chúa và con người).
Vâng phục Cha của mình, Chúa Giêsu đã vâng phục cha mẹ dưới đất để trở nên một con người trọn vẹn như Thiên Chúa muốn khi dựng nên chúng ta. Thánh gia Nadarét là mẫu gương cho tất cả mọi gia đình Kitô hữu. Nhìn ngắm Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse, tôi học được ở các ngài điều gì?
.................................................................................................
.................................................................................................
4 - CẦU NGUYỆN
Tôi đọc lại Lời Chúa một lần nữa.
Rồi dâng lời ngợi khen, cảm tạ, xin tha thứ, cầu cho mình hay chuyển cầu cho người khác, tùy theo sự thúc đẩy của Lời Chúa.
* Khi chia sẻ chung, hãy để giờ cho anh chị em dâng lời nguyện.
Lời nguyện kết Thánh vịnh đáp ca 83
Lạy Chúa Tể càn khôn, cung điện Ngài xiết bao khả ái.
Mảnh hồn này khát khao mòn mỏi
mong tới được khuôn viên đền vàng.
Cả tấm thân con cùng là tấc dạ
những hướng lên Chúa Trời hằng sống mà hớn hở reo mừng.
Phúc thay người ở trong thánh điện
họ luôn luôn được hát mừng Ngài.
Phúc thay kẻ lấy Ngài làm sức mạnh,
ấp ủ trong lòng giấc mộng hành hương.
Lạy Chúa là Chúa Tể càn khôn,
xin đoái nghe lời con cầu nguyện.
Xin lắng tai, lạy Chúa nhà Gia-cóp.
Lạy Chúa là khiên mộc chở che,
xin thương xem nhìn đến
gương mặt đấng Ngài đã xức dầu.
Sáng danh…
5 - NHÌN TỚI HÀNH ĐỘNG TRONG TUẦN
- Tôi chọn 1 câu Tin Mừng để đọc đi đọc lại và suy ngẫm.
..............................................................................................
- Tôi học với Chúa Giêsu cách chu toàn bổn phận trong Nhà Cha là Giáo Hội, và trong gia đình hiện nay những điểm nào?
..............................................................................................
..............................................................................................
CẦU NGUYỆN VỚI ĐỨC THÁNH CHA
Sứ điệp cao cả của Giáng Sinh là Thiên Chúa là Người Cha tốt lành và tất cả chúng ta là anh em của nhau.
Sự thật này là nền tảng Ki-tô giáo về con người. Không có tình huynh đệ mà Đức Giêsu Kitô đã thiết lập thì những nỗ lực của chúng ta cố gắng xây dựng một thế giới bình đẳng hơn cũng sẽ chết yểu, và ngay cả những dự án tốt nhất cũng trở nên vô hồn và trống rỗng.
…
Sự khác biệt của chúng ta không phải là sự nguy hại hay nguy hiểm, nhưng là sự phong phú. Cũng như đối với nghệ sĩ muốn làm một bức tranh, thì việc có nhiều màu sắc sẽ tốt hơn là chỉ có một vài màu!
Kinh nghiệm gia đình cũng dạy cho chúng ta: giữa những anh chị em, chúng ta khác nhau, và cũng không phải bao giờ đồng ý với nhau, nhưng có một mối dây liên kết bền vững nối kết chúng ta và tình yêu của cha mẹ giúp chúng ta yêu thương nhau. Điều đó cũng đúng với gia đình nhân loại, mà ở đây Thiên Chúa là “cha mẹ”, là nền tảng và sức mạnh cho tình huynh đệ của chúng ta.
…
Xin Hài Nhi bé nhỏ và chịu giá lạnh mà chúng ta chiêm ngắm hôm nay nơi máng cỏ bảo vệ tất cả trẻ em trên trái đất và tất cả những người yếu thế, những người dễ bị tổn thương và bị loại trừ.
Xin cho tất cả chúng ta đón nhận hoà bình và được an ủi từ cuộc sinh hạ của Đấng Cứu Thế, và cảm nhận mình được tình yêu thương của Cha trên trời, được nhìn thấy nhau và sống với nhau như anh chị em!
(Urbi orbi Lễ Giáng Sinh 25.12.2018)
Ý kiến bạn đọc