“THƯA THẦY, XIN THÊM LÒNG TIN
CHO CHÚNG CON”
Luca 17,5
Hát thánh ca khai mạc.
Chúng ta hãy cầu nguyện để bắt đầu.
Nhân Danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Amen
Lạy Chúa, mọi sự tốt lành đều bởi Chúa mà ra, xin cho chúng con thêm lòng tin yêu Chúa, để những gì tốt đẹp nơi chúng con ngày càng phát triển, và được Chúa chăm sóc giữ gìn. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen
(Sách lễ Rôma, Lời nguyện CN 22)
1 - LẮNG NGHE LỜI CHÚA
Tin Mừng theo T. Luca 17, 5-10.
- Một người công bố Lời Chúa. Mọi người đứng lắng nghe.
- Sau đó, mỗi người, ngồi, tự mình đọc lại Lời Chúa, to-rõ-chậm, đủ nghe, một hay hai lần, nếu cần.
2 - NHỚ LẠI ĐỂ GHI NHẬN
Sau khi đọc, dành vài phút thinh lặng, nhớ lại Lời Chúa và suy nghĩ để ghi nhận 1 lời chạm đến tôi, dựa theo 3 câu hỏi gợi ý sau:
- Lời Chúa hôm nay nói gì với TRÍ tôi về Chúa Giêsu?
Tôi hiểu biết Chúa tôi rõ hơn ở chỗ nào?
- Lời Chúa hôm nay đánh động TÂM tôi ở chỗ nào?
Lòng tôi được thúc đẩy yêu mến Chúa Giêsu hơn ở điểm nào?
- Lời Chúa hôm nay thúc đẩy THÂN tôi làm gì để đi theo Chúa?
(Nếu đã quen làm Lectio Divina, sau khi suy niệm, có thể mời vài người chia sẻ vắn tắt câu trả lời của mình. Không giải thích).
3 - CHIÊM NGHIỆM ĐỂ NHẬN RA Ý CHÚA
Đọc lại Lời Chúa một lần nữa, sau đó suy nghĩ: Lời Chúa tôi nghe được hôm nay nối kết với kinh nghiệm cuộc sống hàng ngày của tôi ở chỗ nào?
KHÔNG CHIA SẺ CHUNG
- Các Tông Đồ thưa với Chúa Giêu:
"Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con.” (câu 5).
Trước khi là một hành vi của con người, Lòng Tin mãi mãi là ân huệ nhưng không Thiên Chúa ban cho. Vì yêu thương, Chúa Cha đã sáng tạo thế giới; Chúa Con cứu độ thế giới; Chúa Thánh Thần biến đổi thế giới. Trong thế giới ấy có mỗi người chúng ta, đã được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa. Một niềm tin như thế sẽ mạnh mẽ biết bao! Có sức bứng cây dâu mọc trên đất rời xuống biển mà mọc. (câu 6).
Có khi nào tôi đã nài xin Chúa Thánh Thần ban thêm lòng tin, củng cố niềm tin của tôi chưa? Hãy bắt chước người cha cháu bé bị động kinh đã kêu lên với Chúa Giêsu: “Xin Thầy giúp lòng tin yếu kém của tôi” (Mc 9,24).
...............................................................................................................
.......................................................................................................
- “Chẳng lẽ ông chủ lại biết ơn đầy tớ vì nó đã làm theo lệnh truyền sao? Đối với anh em cũng vậy: khi đã làm tất cả những gì theo lệnh đã làm, thì hãy nói: chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi.” (câu 9-10).
“Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng” hẳn là không có nghĩa là “vô tích sự, là đồ bỏ đi”, vì Chúa Giêsu đã nói các tôi tớ phải làm sinh lợi các nén bạc chủ trao cho mình. Trong mạch văn Thiên Chúa là ông CHỦ tuyệt đối, đã cứu mạng con người khỏi chết đời đời bằng chính Máu Con của Ngài trên thập giá, để ban sự sống đời đời, mà con người không thể tự mình có được, thì con người là chi mà kể công nghiệp và đòi hỏi thưởng công. “Con người là chi mà Chúa cần nhớ đến. Phàm nhân là gì mà Chúa phải bận tâm?” (thánh vịnh 8,5).
Tôi nhận biết mình mang ơn Chúa như thế nào mỗi lần đưa tay ra nhận lấy Mình Thánh Chúa mà ăn? để sau đó làm gì mà Tạ Ơn Chúa muôn đời?
...............................................................................................................
.......................................................................................................
- Điểm chiêm nghiệm tự chọn:
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
4 - CẦU NGUYỆN
Tôi đọc lại Lời Chúa một lần nữa.
Rồi dâng lời ngợi khen, cảm tạ, xin tha thứ, cầu cho mình hay chuyển cầu cho người khác, tùy theo sự thúc đẩy của Lời Chúa.
* Khi chia sẻ chung, hãy để giờ cho anh chị em dâng lời nguyện.
Lời nguyện kết Thánh vịnh Đáp ca 94
Hãy đến đây ta reo hò mừng Chúa,
tung hô Người là Núi Đá độ trì ta,
vào trước Thánh Nhan dâng lời cảm tạ,
Hãy vào đây ta cúi mình phủ phục,
Bởi chính Người là Thiên Chúa ta thờ,
còn ta là dân Người lãnh đạo,
là đoàn chiên tay Người dẫn dắt.
Ngày hôm nay, ước gì anh em nghe tiếng Chúa!
Người phán: "Các ngươi chớ cứng lòng
như tại Mơriva, như ngày ở Maxa trong sa mạc,
nơi tổ phụ các ngươi đã từng thách thức
và dám thử thách Ta, dù đã thấy những việc Ta làm.”
Sáng danh
5 - NHÌN TỚI HÀNH ĐỘNG TRONG TUẦN
- Tôi chọn 1 câu Tin Mừng để đọc đi đọc lại và suy ngẫm.
.............................................................................................
- Tuần này, tôi xem xét đời sống mình có phải là một lời TẠ ƠN THIÊN CHÚA BA NGÔI chưa? Hãy nhớ lại bao việc kỳ diệu Thiên Chúa đã làm cho mình để cùng với Mẹ Maria hát lên “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa… Phận nữ tỳ hèn mọn Người đoái thương nhìn tới…” (Luca 1,46-49) để sống mà tạ ơn!
CẦU NGUYỆN VỚI ĐỨC THÁNH CHA
Đọc Kinh Thánh có thể giúp chúng ta biết về Chúa Giêsu. Nhưng để thực sự biết Ngài, theo kinh nghiệm biết Chúa của Thánh Phaolô, tốt hơn là chúng ta hãy bắt đầu bằng cách thừa nhận rằng chúng ta là những kẻ tội lỗi.
Điều này là bước đầu tiên. Khi Phaolô tuyên xưng Chúa Giêsu đã ban chính Ngài cho thánh nhân, vị Tông Đồ nói rằng Chúa đã trả giá để cứu cuộc ngài, và điều này xuất hiện trong tất cả các thư của Thánh Phaolô. Và sau đó định nghĩa đầu tiên mà Phaolô đưa ra để mô tả chính mình là: “Tôi là một kẻ tội lỗi”. Ngài thừa nhận đã bách hại các tín hữu Kitô. Ngài bắt đầu một cách chính xác bằng cách nhận ra rằng ngài đã được “chọn vì tình yêu, mặc dù là một kẻ tội lỗi.”
Bước đầu tiên trong việc biết Chúa Kitô nằm chính xác nơi việc nhận ra rằng chúng ta là những kẻ tội lỗi, sau đó còn một điều khác là phải nhận ra mình là kẻ tội lỗi có thể phạm vào bất cứ điều gian ác nào.
Thánh Phaolô là người đã có kinh nghiệm về sự gian ác của chính mình, “và nhận ra rằng ngài cần phải được cứu chuộc, nhận ra rằng ngài cần đến một người trả giá “cho quyền của ngài được gọi mình là 'con cái Thiên Chúa'” Chúng ta đều là kẻ tội lỗi, nhưng để nói điều đó, để cảm nhận điều đó, chúng ta cần đến sự hy sinh của Chúa Kitô.
Nhưng để biết Chúa Giêsu, còn một bước thứ hai phải làm: đó là chúng ta biết Ngài qua sự chiêm niệm và cầu nguyện. Một lời cầu nguyện tuyệt đẹp, từ một vị thánh: “Chúa ơi, hãy cho con biết Chúa, và biết rõ về chính mình.” Biết Chúa Giêsu là một cuộc phiêu lưu, và là một cuộc phiêu lưu nghiêm trọng, chứ không phải là một cuộc phiêu lưu của một đứa trẻ, vì tình yêu của Chúa Giêsu không có giới hạn.
Nhưng chúng ta phải xin Ngài: “Lạy Chúa, hãy cho con biết Chúa; để khi con nói về Chúa, con không lặp lại những lời lẽ như con vẹt, nhưng đúng hơn, con đang nói những lời được sinh ra từ kinh nghiệm của riêng con.”
Kitô hữu trên môi miệng mà thôi thì có rất nhiều từ ngữ; chúng ta cũng vậy, có rất nhiều từ ngữ. Và đó không phải là sự thánh thiện. Thánh thiện là trở nên Kitô hữu tiến bước trong cuộc sống theo những gì Chúa Giêsu đã dạy và những gì Chúa Giêsu đã gieo trong lòng chúng ta.
(trích Giảng 25.10.2018)
Xin ACE cùng hiệp thông với các ý cầu nguyện trong tháng 09 trên trang web của PT.