“LẠY THIÊN CHÚA, XIN TẠ ƠN CHÚA VÌ CON …
XIN THƯƠNG XÓT CON LÀ KẺ CÓ TỘI”
Luca 18, 11.13
Hát thánh ca khai mạc.
Chúng ta hãy cầu nguyện để bắt đầu.
Nhân Danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Amen
Lạy Chúa, Chúa đã thương nhận chúng con làm nghĩa tử, nhưng chúng con đã không sống xứng đáng với danh nghĩa của mình. Chúng con khiêm tốn nhìn nhận mình có tội, và nài van lòng từ bi Chúa. Xin Chúa thương tha thứ và cho chúng con được bình an. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen
(Sách lễ Rôma, Lời nguyện Xin ơn tha tội.)
1 - LẮNG NGHE LỜI CHÚA
Tin Mừng theo T. Luca 18, 9-14.
- Một người công bố Lời Chúa. Mọi người đứng lắng nghe.
- Sau đó, mỗi người, ngồi, tự mình đọc lại Lời Chúa, to-rõ-chậm, đủ nghe, một hay hai lần, nếu cần.
2 - SUY NIỆM
Sau khi đọc, dành vài phút thinh lặng, nhớ lại Lời Chúa và suy nghĩ để ghi nhận 1 lời chạm đến tôi, dựa theo 3 câu hỏi gợi ý sau:
- Lời Chúa hôm nay nói gì với TRÍ tôi về Chúa Giêsu?
Tôi hiểu biết Chúa tôi rõ hơn ở chỗ nào?
- Lời Chúa hôm nay đánh động TÂM tôi ở chỗ nào?
Lòng tôi được thúc đẩy yêu mến Chúa Giêsu hơn ở điểm nào?
- Lời Chúa hôm nay thúc đẩy THÂN tôi làm gì để đi theo Chúa?
(Nếu đã quen làm Lectio Divina, sau khi suy niệm, có thể mời vài người chia sẻ vắn tắt câu trả lời của mình. Không giải thích).
3 - CHIÊM NGHIỆM ĐỂ NHẬN RA Ý CHÚA
Đọc lại Lời Chúa một lần nữa, sau đó suy nghĩ: Lời Chúa tôi nghe được hôm nay nối kết với kinh nghiệm cuộc sống hàng ngày của tôi ở chỗ nào?
KHÔNG CHIA SẺ CHUNG
- “Có hai người lên Đền Thờ cầu nguyện...” (câu 10).
Hãy nhìn cho kỹ, nghe thật lâu hai người đi thờ phượng Thiên Chúa, để nhìn lại mình, xem tôi giống ai.
- Người Pharisêu “tự hào cho mình là công chính”: tư thế và tâm thế cầu nguyện như thế nào?
................................................................................................
................................................................................................
- Người thu thuế, “được nên công chính” nhờ tư thế và tâm thế cầu nguyện thế nào?
................................................................................................
................................................................................................
- Khi đến với Chúa Giêsu, tư thế và tâm thế của tôi thế nào?
Hôm nay tôi nói gì với Ngài, sau khi nhận biết rõ mình hơn?
.................................................................................................
.................................................................................................
- “Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên” (câu 14)
Chúa Giêsu, Thiên Chúa ở cùng chúng ta, là mẫu gương sống công chính cho chúng ta. Xin đọc và ngẫm lời T. Phaolô: Philiphê 2,1-11 để nghiệm rõ lời Chúa dạy tôi. Tôi thưa với Chúa Giêsu thế nào?
.................................................................................................
.................................................................................................
- Chiêm nghiệm 3: tôi chọn 1 lời đánh động mình hôm nay.
.................................................................................................
.................................................................................................
.................................................................................................
4 - CẦU NGUYỆN
Tôi đọc lại Lời Chúa một lần nữa.
Rồi dâng lời ngợi khen, cảm tạ, xin tha thứ, cầu cho mình hay chuyển cầu cho người khác, tùy theo sự thúc đẩy của Lời Chúa.
* Khi chia sẻ chung, hãy để giờ cho anh chị em dâng lời nguyện.
Lời nguyện kết Thánh vịnh đáp ca 33.
Tôi sẽ không ngừng chúc tụng Chúa,
câu hát mừng Người chẳng ngớt trên môi.
Linh hồn tôi hãnh diện vì Chúa
xin các bạn nghèo nghe tôi nói mà vui lên.
Hãy nghiệm xem Chúa tốt lành biết mấy:
hạnh phúc thay kẻ ẩn náu bên Người!
Chúa đối đầu với quân gian ác,
xoá nhoà tên tuổi chúng trên đời,
nhưng để mắt nhìn người chính trực
và lắng tai nghe tiếng họ kêu.
Họ kêu xin, và Chúa đã nhận lời,
giải thoát khỏi mọi cơn nguy khốn.
Chúa gần gũi những tấm lòng tan vỡ,
cứu những tâm thần thất vọng ê chề.
Chúa cứu mạng các người tôi tớ,
ai ẩn thân bên Chúa không bị phạt bao giờ.
Sáng danh
5 - NHÌN TỚI HÀNH ĐỘNG TRONG TUẦN
- Tôi chọn 1 câu Tin Mừng để học thuộc và suy ngẫm.
.....................................................................................................
- Trong kinh Kính Mừng, khi xin Mẹ Maria “cầu cho chúng con là kẻ có tội”, tôi có thật sự nghĩ mình như thế không, như ĐTC Phanxicô thường thú nhận? Khi đọc kinh Cáo Mình và đấm ngực 3 lần? Hôm nay tôi có thể làm gì, nói gì với Chúa để “được nên công chính”
...............................................................................................
...............................................................................................
CẦU NGUYỆN VỚI ĐỨC THÁNH CHA
Kinh thánh trình bày Êlia như một người có đức tin trong sáng như phalê: tên của ngài, có nghĩa là “Giêhôva là Thiên Chúa”, chứa đựng bí quyết trong sứ mệnh của ngài. Ngài sẽ như thế trong suốt đời của ngài: một người chính trực, không thể có những thỏa hiệp nhỏ nhặt. Biểu tượng của ngài là lửa, hình ảnh quyền năng thanh tẩy của Thiên Chúa. ….
Tuy nhiên, Êlia cũng buộc phải đối đầu với các yếu đuối của chính mình. Thật khó để nói kinh nghiệm nào hữu ích nhất đối với ngài
Trong linh hồn của những người cầu nguyện, việc cảm thức được sự yếu đuối của bản thân còn quý giá hơn những giây phút vinh thăng, khi cuộc sống như là một chuỗi những chiến thắng và thành công. Điều này luôn xảy ra trong việc cầu nguyện: những giây phút cầu nguyện chúng ta cảm thấy được nâng lên, thậm chí hứng khởi, và những giây phút cầu nguyện đầy đau đớn, khô cằn, thử thách.
Cầu nguyện là như thế: để chúng ta được Chúa chở đi đâu thì chở, và cũng để chúng ta bị đánh gục bởi những tình huống khó chịu và thậm chí bị cám dỗ. …
Êlia là con người của đời sống chiêm niệm và, đồng thời, của đời sống hoạt động, bận bịu với những biến cố của thời đại mình ….
Chúng ta cần biết bao các tín hữu nhiệt thành, biết hành động, trước những người có trách nhiệm quản lý, một cách can đảm như Êlia mà nói rằng: “Việc này không được làm! Đây là tội giết người!”. Chúng ta cần tinh thần của Êlia. Ngài cho chúng ta thấy không nên có sự phân đôi trong đời sống của những người cầu nguyện: một người đứng trước mặt Chúa và đi về phía các anh em mà Người đã sai chúng ta đến với họ.
Cầu nguyện là một cuộc đối đầu với Thiên Chúa và để mình được sai đi để phục vụ anh chị em mình. Bằng chứng của cầu nguyện là tình yêu thương thực sự người lân cận của mình. Và ngược lại: các tín hữu hành động trong thế giới sau khi trước nhất đã giữ im lặng và cầu nguyện; nếu không, hành động của họ chỉ là bốc đồng, thiếu biện phân, vội vàng không có đích đến.
(Trích Huấn dụ Thứ Tư 8.10.2020)
Xin ACE cùng hiệp thông với các ý cầu nguyện trong tháng 10 trên trang web của PT.