Lời Chúa CN

Cầu nguyện với Lời Chúa theo Lectio Divina - Chúa nhật 34 Thường niên Năm C

 

“KHI ÔNG VÀO NƯỚC CỦA ÔNG

XIN NHỚ ĐẾN TÔI !”

Luca 23, 42

 

Hát thánh ca khai mạc.

Chúng ta hãy cầu nguyện để bắt đầu.

 

Nhân Danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Amen

Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa đã muốn quy tụ muôn loài dưới quyền lãnh đạo của Ðức Kitô là Người Con Chúa hằng ưu ái, và là Vua toàn thể vũ trụ. Xin cho hết mọi loài thọ sinh đã được cứu khỏi vòng nô lệ tội lỗi, biết phụng thờ Chúa là Ðấng cao cả uy linh và không ngớt lời ngợi khen chúc tụng. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen.

(Sách lễ Rôma, Lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ)

 

1 - LẮNG NGHE LỜI CHÚA

Tin Mừng theo T. Luca 23, 35-43.

  • Một người công bố Lời Chúa. Mọi người đứng lắng nghe.
  • Sau đó, mỗi người, ngồi, tự mình đọc lại Lời Chúa, to-rõ-chậm, đủ nghe, một hay hai lần, nếu cần.

 

2 - NHỚ LẠI ĐỂ GHI NHẬN

Sau khi đọc, dành vài phút thinh lặng, nhớ lại Lời Chúa và suy nghĩ để ghi nhận 1 lời chạm đến tôi, dựa theo 3 câu hỏi gợi ý sau:

  • Lời Chúa hôm nay nói gì với TRÍ tôi về Chúa Giêsu?

Tôi hiểu biết Chúa tôi rõ hơn ở chỗ nào?

  • Lời Chúa hôm nay đánh động TÂM tôi ở chỗ nào?

Lòng tôi được thúc đẩy yêu mến Chúa Giêsu hơn ở điểm nào?

  • Lời Chúa hôm nay thúc đẩy THÂN tôi làm gì để đi theo Chúa?

 (Nếu đã quen làm Lectio Divina, sau khi suy niệm, có thể mời vài người chia sẻ vắn tắt câu trả lời của mình. Không giải thích).

 

3 - CHIÊM NGHIỆM ĐỂ NHẬN RA Ý CHÚA

 Đọc lại Lời Chúa một lần nữa, sau đó suy nghĩ: Lời Chúa tôi nghe được hôm nay nối kết với kinh nghiệm cuộc sống hàng ngày của tôi ở chỗ nào?

 KHÔNG CHIA SẺ CHUNG

 

  1. Đức Giêsu bị đóng đinh trên thập gíá.” (c.35)

Hãy xem những người chứng kiến Đức Giêsu chịu đóng đinh trên thập giá đã phản ứng như thế nào:

  • dân chúng thì đứng nhìn
  • các thủ lãnh buông lời cười nhạo
  • lính tráng thì chế giễu
  • một trong hai tên gian phi nhục mạ.

Thái độ của tôi thế nào? Mỗi lần nhìn lên Chúa Giêsu trên Thánh Giá, tôi nghĩ gì? cảm thấy gì? và nói gì với Chúa? Hôm nay tôi tâm sự...

......................................................................................................

.......................................................................................................

 

  1. Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm.”. “Ông Giêsu ơi, khi ông vào trong Nước của ông, xin nhớ đến tôi!”. “Hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng” (c.41-43).

Đây là 3 lời đáng suy đi gẫm lại, mỗi lần nhìn lên Thánh giá:

  1. Tôi nhớ lại các việc mình đã làm, để chấp nhận hậu quả...
  2. Tôi thưa với Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa làm người như tôi, để dẫn đưa tôi về Nước Cha trên trời.
  3. Tôi nhìn tới tương lai Đức Giêsu hứa ban cho tôi...để sống hy vọng...

Mừng lễ Chúa Kitô Vua, tôi nhận biết quyền năng của Ngài ở đây. Tại sao Chúa Cha yêu thương tôi, nên đã ban Con Một và để Ngài chết như thế, hầu cho tôi được sống muôn đời (x. Gioan 3,16). Trong Thánh Lễ, tôi đến ngợi khen, cảm tạ và cầu xin được sống nên một với Chúa Kitô

......................................................................................................

........................................................................................................

 

  1. Điểm chiêm nghiệm tôi chọn, từ một lời Chúa đánh động tôi

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

 

4 - CẦU NGUYỆN

Tôi đọc lại Lời Chúa một lần nữa.

Rồi dâng lời ngợi khen, cảm tạ, xin tha thứ, cầu cho mình hay chuyển cầu cho người khác, tùy theo sự thúc đẩy của Lời Chúa.

* Khi chia sẻ chung, hãy để giờ cho anh chị em dâng lời nguyện.

 

Lời nguyện kết (x. Bài đọc 2, Côlôsê 1,12-20)

Lạy Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót

chúng con vui mừng cảm tạ Cha,

đã làm cho chúng con trở nên xứng đáng chung hưởng phần gia nghiệp của dân thánh trong cõi đầy ánh sáng.

Cha đã giải thoát chúng con khỏi quyền lực tối tăm,

và đưa vào vương quốc Thánh Tử chí ái.

Trong Thánh Tử, chúng con được ơn cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi.

Người có trước muôn loài muôn vật, tất cả đều tồn tại trong Người.

Người cũng là đầu của thân thể, nghĩa là đầu của Hội Thánh;

Người là khởi nguyên,

là trưởng tử trong số những người từ cõi chết sống lại,

để trong mọi sự Người đứng hàng đầu.

Vì Cha đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người,

cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật

được hoà giải với mình.

Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá,

Cha đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời.

Chúng con xin ngợi khen và cảm tạ Cha. Amen.

 

5 - HÀNH ĐỘNG TRONG TUẦN

  • Tôi chọn 1 câu Tin Mừng để học thuộc và suy ngẫm.

....................................................................................................

  • Mừng Chúa Kitô Vua vũ trụ hướng lòng tin của tôi đến Hy Vọng và thúc đẩy tôi thêm lòng yêu mến Chúa hơn, vì Chúa thương yêu tôi nên đã hiến mình chịu chết cho tôi. Tôi có sẵn sàng đón nhận cái chết của mình như người trộm lành không? Hãy tâm sự với Chúa.

................................................................................................

................................................................................................

 

CẦU NGUYỆN VỚI ĐỨC THÁNH CHA

 Thánh Phaolô gặp những khó khăn trong hành trình truyền giáo… Khi đến Athens, ngài đã bị xem là kẻ phỉnh gạt và bị đưa đến Hội đồng Arêôpagô như một vị khách không mời mà đến.

Nhiều khi trên hành trình, chúng ta cũng cảm thấy mệt mỏi và thậm chí thất vọng vì là một cộng đồng nhỏ bé, một Giáo hội với ít nguồn lực hoạt động trong một môi trường không phải lúc nào cũng thuận lợi.

Nhưng Thánh Phaolô không để mình bị sự nản lòng khuất phục. Ngài đã không từ bỏ sứ vụ của mình. Ngài cũng không phàn nàn. Đó là thái độ của một Tông đồ chân chính: tin tưởng tiến về phía trước. Thánh Phaolô đã có dũng khí đó là nhờ sự tin tưởng vững chắc vào Thiên Chúa. Đó là lòng can đảm phát sinh từ sự tin tưởng vào Thiên Chúa…

Một thái độ chấp nhận không cố gắng chiếm chỗ và cuộc sống của người khác, nhưng để gieo tin vui vào mảnh đất cuộc sống của họ; nó học cách nhận biết và đánh giá cao những hạt giống mà Thiên Chúa đã gieo vào lòng họ trước khi chúng ta đến.

Truyền giáo là cho thấy rõ những gì Thiên Chúa đã bắt đầu hoàn thành. Thánh Phaolô tôn trọng những người nghe mình và hoan nghênh lòng đạo của họ.

Điều này có thể có là nhờ thánh Phaolô có cái nhìn thiêng liêng về thực tế. Ngài tin rằng Chúa Thánh Thần hoạt động trong lòng con người, ở trên và vượt qua những nhãn hiệu tôn giáo… Trong mọi thời đại, thái độ của người tông đồ bắt đầu bằng việc chấp nhận người khác.

(trích Giảng 4.12.2021)

 

Xin ACE cùng hiệp thông với các ý cầu nguyện trong tháng 11 trên trang web của PT.

 


Ý kiến của bạn


Mã an ninh
Click thay đổi mã khác

Copyright @ 2021 Cursillo Sài Gòn
Ban Biên tập trang Web Cursillosaigon.org
Email: cursillosg2015@gmail.com