Nhà thờ Chí Hòa

Lược sử Giáo xứ Chí Hòa

Họ Chí Hòa khởi đầu là họ nhánh của họ Chợ Quán (1771-1890) được Đức Giám mục Phêrô Bá Đa Lộc quy tụ, sau đó là họ nhánh của họ Tân Định.

ChiHoa04aHọ đạo được chính thức thành lập ngày 10 tháng 10 năm 1890 với tên Thạnh Hòa, gồm có 100 giáo dân, do linh mục Jean Génibrel (Thượng) (cha sở Tân Định) phụ trách.

Thánh đường đầu tiên cũng là thánh đường hiện tại, được Đức cha Mão (Mossard) xây vào năm 1890 trên khu đất do ông Huyện sĩ Lê Phát Đạt dâng cúng, khu đất này rộng tới 600 mẫu. Nhà thờ được cất theo mẫu nhà nguyện trong bệnh viện Grall cũ và được khánh thành ngày 7 tháng 10 năm 1900. Mặt bằng nhà thờ có hình thánh giá theo kiến trúc Roman.

ChiHoa04

Nhà thờ có khuôn viên rất rộng và thoáng mát, kiến trúc nhà thờ mang nét cổ kính, bên trong nhà thờ có những đèn chùm rất đẹp. Trong khuôn viên nhà thờ còn có nhà sách , tuy không rộng lớn nhưng vẫn được trưng bày khéo léo, hài hòa.

Cũng năm đó, một số giáo dân ở Họ Đạo bên cạnh sát nhập vào nên bổn đạo lên tới 700 người và linh mục Phêrô Nguyễn Thông Lý được đặt làm cha sở đầu tiên.

Năm 1910 đổi tên thành Họ Chí Hòa với 700 giáo dân do linh mục Phaolô Nguyễn Văn Quy phụ trách.

Cha sở hiện tại là linh mục Clemente Lê Minh Trung.

ChiHoa03b

Các linh mục đã từng phụ trách Họ Đạo:

1. Linh mục Phêrô Nguyễn Thông Lý (1910-1911)

2. Linh mục Phaolô Nguyễn Văn Quy (1911-1919)

3. Linh mục Gioan Baotixita Lê Minh Cậy (1919-1920)

4. Linh mục Mátthêw Lưu Minh Chiểu (1920-1923)

5. Linh mục Sébas Hồ Đoan Chánh (1923-1924)

6. Linh mục Mátthew Lưu Minh Chiểu (1924-1940)

7. Linh mục Mátthew Đức (1940-1941)

8. Linh mục Gabriel Phan Văn Thọ (1941-1942)

9. Linh mục Phêrô Đặng Ngọc Thái (1942-1943)

10. Linh mục Giuse Phạm Văn Thiên (1943-1956)

11. Linh mục Phêrô Nguyễn Thành Công (1956-1957)

12. Linh mục Phaolô Đào Năng Tịnh (1957-1958)

13. Linh mục Phêrô Nguyễn Thanh Thời (1958-1961)

14. Linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Tam (1961-1975)

15. Linh mục Gioan Baotixita Hồ Văn Vui (1975-2013)

16. Linh mục Clêmentê Lê Minh Trung (7/2013 đến nay)

(Tham khảo Niên Giám Giáo Phận TPHCM 1998)

Thông tin về Nhà thờ Chí Hòa:

Địa chỉ       : 149 Bành Văn Trân P.7 Quận Tân Bình t/pHo Chi Minh.

Chánh xứ      : Linh mục Clêmentê Lê Minh Trung (7/2013)

Phụ tá        : Linh mục Giuse Nguyễn Hoàng Tuấn (2015)

Tel           : 39.700.392 - 38.652.041

E-mail        :

FB            : https://www.facebook.com/gxchihoa/

Năm thành lập : 1771

Lễ Bổn Mạng   : Đức Mẹ Môi Khôi

Số giáo dân   : 4164

Giờ lễ:

Chúa nhật     :   5:00   -   6:30   -   8:00   -   9:30

                 15:00   - 16:00 -   18:00

Ngày thường   :  5:00   -   17:30

Nhà thờ cổ Chí Hòa ở Sài Gòn có gì đặc biệt?

(Trích từ: kienthuc.net.vn)

Nhà thờ cổ Chí Hòa có một mối liên hệ khá đặc biệt với nhà thờ Huyện Sỹ được ông Lê Phát Đạt cho xây dựng sau này.

ChiHoa13

Tọa lạc ở số 149 đường Bành Văn Trân, phường 7, quận Tân Bình, nhà thờ cổ Chí Hòa (nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi) là một nhà thờ Công giáo có lịch sử hơn 100 năm của Sài Gòn.

ChiHoa01

Nhà thờ này do Giám mục Mossard (tên Việt là Mão) cho xây vào năm 1890 và khánh thành ngày 7/10/1890.

Kienthuc ChiHoa04

Công trình được xây dựng trên khu đất rộng tới 600 ha do ông Huyện Sỹ (tức ông Lê Phát Đạt - một trong Tứ Đại Phú Hộ đất Nam Kỳ xưa) dâng cúng.

Kienthuc ChiHoa08b Huyensy01

                           Nhà thờ Chí Hòa                                                                 Nhà thờ Huyện Sỹ

Nhà thờ Chí Hòa cũng có mối liên hệ khá đặc biệt với nhà thờ Huyện Sỹ được ông Lê Phát Đạt cho xây dựng sau này.

Theo thiết kế ban đầu, nhà thờ Huyện Sỹ gồm 5 gian, với chiều dài khoảng 50m. Tuy nhiên, giới chức trong họ đạo Chợ Đũi đã xin cắt bớt một gian và dùng số tiền dư ra để xây nhà thờ Chí Hòa.

ChiHoa14

Về tổng thể, nhà thờ Chí Hòa không có quy mô hoành tráng và trang trí cầu kỳ như một số nhà thờ khác của Sài Gòn thời thuộc địa.

Kienthuc ChiHoa08

Công trình mang phong cách kiến trúc Gothic Pháp nhưng được giản lược rất nhiều.

ChiHoa10

ChiHoa06b ChiHoa08

ChiHoa05

ChiHoa07

ChiHoa12

Trải qua hơn 100 năm tồn tại, nhà thờ đã được tôn tạo nhiều lần nên rất khang trang.

Tổng hợp.

NHÀ HƯU DƯỠNG CHÍ HÒA

HuuduongChiHoa01

Giáo phận TPHCM hiện có các nhà hưu Chí Hòa, Phát Diệm, Hà Nội, Bùi Chu và Thái Bình. Trong số này, chỉ có Chí Hòa là nhà hưu chính thức của giáo phận, những nơi khác mang tên giáo phận gốc và trực thuộc những giáo phận này. Hiện tại, nhiều linh mục thuộc giáo phận TPHCM có quê hoặc có thời gian mục vụ tại miền Bắc trước đây đang nghỉ hưu ở đó.

HuuduongChiHoa02Nhà hưu Chí Hòa được thành lập năm 1910, là nơi các linh mục giáo phận Tây Đàng Trong ngày xưa và giáo phận Sài Gòn sau này khi nghỉ hưu, không nơi nương tựa, về sống những ngày cuối đời. Nhà hưu nằm tọa lạc trong con hẻm sau nhà thờ Chí Hòa, mang vẻ yên ắng như không khí thường gặp nơi các tu viện, và được giáo xứ Chí Hòa quản lý.

Năm 1992, với mong muốn các linh mục trong giáo phận khi về hưu có một nơi cố định an dưỡng, Đức cố Tổng Giám mục TGP TPHCM Phaolô Nguyễn Văn Bình đã cho xây dựng và tổ chức lại nhà hưu Chí Hòa cũ thành nhà hưu giáo phận. Mọi hoạt động của nhà hưu không còn trực thuộc giáo xứ Chí Hòa mà nằm dưới sự điều hành của Tòa TGM. Nhà hưu có tổng cộng 40 phòng, mỗi phòng 4x6m được bài trí và thiết kế khá giống nhau. Bên trong là buồng ngủ, bên ngoài là phòng làm việc và là nơi tiếp khách. Chiếm gần hết gian phòng bên ngoài là những kệ sách, kệ tivi, nơi để thuốc uống và các vật dụng thường ngày. Góc trái gian phòng kê một chiếc bàn nhỏ làm việc. Cạnh đó, hơi chếch về bên phải là một chiếc bàn lớn hơn dùng làm nơi tiếp khách. Trên trần có gắn một chiếc quạt máy. Tất cả chỉ có thế, những vật dụng còn lại như tủ lạnh, ghế bố… đều do các cha đem vào. Hằng tháng, Tòa Tổng Giám mục dành một khoản kinh phí để trang trải mọi hoạt động của nhà hưu.

HuuduongChiHoa03

Một góc nhà hưu Chí Hòa

Hiện có 15 linh mục đang nghỉ hưu tại Chí Hòa, đều là các cha triều của giáo phận. Có 3 nữ tu dòng Phaolô chăm sóc y tế, ăn uống, vệ sinh và một vài người được thuê làm các công việc hậu cần. Những linh mục khi bệnh nặng cần đến bệnh viện điều trị thì Tòa TGM sẽ chịu phần chi phí. Hằng năm, các cha hưu được kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ. Thông thường, các cha vẫn được các đoàn thể, giáo dân giáo xứ cũ đến thăm. Riêng vị chủ chăn giáo phận thường đến vào dịp Tết hoặc những ngày lễ đặc biệt của các cha hưu.

Ngoài những giờ sinh hoạt chung như dâng lễ sáng hay dùng bữa, thời khắc còn lại là của riêng các cha. Một số cha quá già, bệnh nằm một chỗ phải cần người phục vụ. Nhà hưu Chí Hòa có một câu lạc bộ sức khỏe, thực chất là một căn phòng có một số dụng cụ thể thao, bàn bóng bàn, cân… để các cha theo dõi và rèn luyện sức khỏe (hoạt động này không bắt buộc và có giờ quy định). Phần lớn các linh mục khi về hưu đều tiếp tục sở trường, sở thích riêng khi đủ sức khỏe như đọc sách, nghiên cứu kinh sách, viết chia sẻ Tin Mừng, được mời đi giảng phòng.

Theo các cha ở đây, cuộc sống ở nhà hưu là cuộc sống của sự chiêm niệm. Thường khoảng 3 giờ sáng, mọi người đã dậy đọc kinh nhật tụng và lần chuỗi, đến 5 giờ xuống nhà nguyện dâng lễ chung. Sau thánh lễ, khoảng gần 6 giờ thì ăn sáng. Xong tiếp tục lần chuỗi, cầu nguyện hoặc soạn bài giảng nếu được mời đi giảng ở bên ngoài. Đến hơn 11 giờ thì xuống ăn trưa cùng mọi người rồi nghỉ ngơi. Buổi chiều đọc báo chí hoặc đọc sách. 3 giờ chiều xuống nhà nguyện dâng lễ hay đọc kinh trong phòng. 5 giờ chiều, ăn tối, sau đó về phòng xem tivi, đọc sách, dâng kinh và đi ngủ.

HuuduongChiHoa04

Ngoài thời gian được mời đi dâng thánh lễ ở các giáo xứ hay tại các dòng, những giây phút còn lại thường được các cha dành cho việc đọc kinh, cầu nguyện trong âm thầm lặng lẽ. Tuy nhiên, theo cha PX Nguyễn Hùng Oánh, đang hưu dưỡng tại Chí Hòa, nhiều người thường nghĩ các cha hưu bị chấn thương tâm lý, buồn chán nhưng sự thực không phải thế. “Chúng tôi đã chọn con đường dâng cho Chúa thì không có chuyện buồn dù không còn phụ trách giáo xứ hay không còn nhiều giáo dân biết tới... Phần lớn chúng tôi vui vẻ nghỉ dưỡng khi tuổi đã già. Như tôi chuẩn bị tinh thần hưu dưỡng rất nhẹ nhàng như một lẽ tất nhiên, già thì nghỉ ngơi”, cha cho biết. Cũng theo cha, các linh mục khác không gặp vấn đề gì khi lui vào nhà hưu, nếu có buồn là vì bệnh nặng nên không thể làm việc nhưng đó cũng là lúc để nhìn lại cuộc đời và cảm nghiệm tình yêu và mầu nhiệm Thiên Chúa.

Với nhiều cha, việc tiếp tục hoạt động trí óc thông qua những sở thích đã giúp các ngài vui vẻ và sống minh mẫn, khỏe hơn. Như linh mục Vinhsơn Nguyễn Bá Quý, một trong hai cha ở nhà hưu Bùi Chu, vì còn khỏe nên cha vẫn tiếp tục làm việc, cụ thể là phụ trách nhà hưu và coi sóc Đền Thánh Giuse - quận Tân Bình. Một ngày của cha khá bận rộn khi phải coi sóc, quán xuyến Đền Thánh và tư vấn, tham vấn cho giáo dân. “Khi còn trẻ, chúng tôi làm việc vì trách nhiệm bổn phận, nay khi lui vào hưu dưỡng thì làm việc do tự nguyện, sở thích và tùy thuộc vào sức khỏe nên tinh thần khá thảnh thơi. Hưu dưỡng là khoảng thời gian giúp chúng tôi suy tư nhiều hơn”, cha Quý chia sẻ.

Tại các nhà hưu, chúng tôi cảm nhận có nhiều vị một thời vô cùng nổi tiếng được nhiều người kính trọng như các cha nguyên giám đốc chủng viện, nguyên quản hạt hay nằm trong ban cố vấn giáo phận… đang thanh thản nghỉ ngơi sau thời gian dài cống hiến. Các ngài không hề sầu não, ngược lại còn coi đó như một hồng ân.

Đinh Mưa

Nguồn: Công giáo và Dân tộc


Ý kiến của bạn


Mã an ninh
Click thay đổi mã khác

Copyright @ 2021 Cursillo Sài Gòn
Ban Biên tập trang Web Cursillosaigon.org
Email: cursillosg2015@gmail.com