Lời Chúa CN

Tìm hiểu Kinh Thánh Chúa nhật XXX Thường Niên Năm A - Marie-Noëlle Thabut

BÀI ĐỌC 1 (Xh 22, 20-26)

 

"Nếu các ngươi hà hiếp các cô nghi quả phụ, Ta sẽ nổi giận các ngươi."

Trích sách Xuất Hành.

 

20 Người ngoại kiều, ngươi không được ngược đãi và áp bức, vì chính các ngươi đã là ngoại kiều ở đất Ai-cập.

21 Mẹ goá con côi, các ngươi không được ức hiếp.

22 Nếu ngươi ức hiếp mà nó kêu cứu Ta, ắt Ta sẽ nghe tiếng nó kêu cứu.

23 Cơn giận Ta sẽ bốc lên, Ta sẽ cho gươm chém giết các ngươi: thế là vợ các ngươi sẽ thành goá bụa, và con các ngươi sẽ thành côi cút.

24 Nếu ngươi cho một người trong dân Ta, một người nghèo ở với ngươi vay tiền, thì ngươi không được xử với nó như chủ nợ, không được bắt nó trả lãi.

25 Nếu ngươi giữ áo choàng của người khác làm đồ cầm, thì ngươi phải trả lại cho nó trước khi mặt trời lặn.

26 Nó chỉ có cái đó để đắp, để làm áo che thân; nó sẽ lấy gì mà ngủ? Nó mà kêu cứu Ta, Ta sẽ nghe nó, vì Ta vốn nhân từ.

 

Điều nên lưu ý đầu tiên : không nên tin rằng ông Mô-sê truyền lại cho dân chúng cùng một lượt toàn bộ luật sau này được góp lại trong sách Xuất Hành. Trải dài nhiều thế kỷ và theo diễn tiến xã hội Pa-lét-tin, các điều luật của Ít-ra-en đã được cập nhật, cũng như bộ luật dân sự hay hình sự chúng ta cũng được thường xuyên thay đổi, bổ sung như vậy nhưng các thay đổi chỉ trong một bộ văn kiện và vẫn giữ nguyên tên. Nhưng những luật mới phản ảnh một văn cảnh mới, lúc luật ấy được ban hành ; những luật này đáp ứng những vấn đề mới, những hình thức mới của tội phạm : tất cả các luật lệ đều luôn luôn liên quan đến hoàn cảnh nhất thời !

Hãy lấy một ví dụ. Cứ tưởng tượng bạn đang đi trong hành lang một triển lãm tranh và mắt bạn dừng lại bức tranh vẽ cảnh Truyền Tin. Nếu Đức Trinh Nữ mặc y phục thời Canh Tân, bạn biết ngay người họa sĩ không sống thời Chúa Giê-su, vào thế kỷ thứ nhất vùng Pa-lét-tin …Cũng tương tự như thế, các điều luật được thảo ra thời gian lúc mới về vùng Pa-lét-tin phản ánh xã hội đương thời chứ không như bối cảnh xã hội thời Xuất Hành. Ví dụ như một điều luật cho trường hợp một : « kẻ trộm bị bắt quả tang đang lúc đào ngạch »(Xh22, 1) chắc chắn không cùng thời với lúc còn sống bằng lều trong sa mạc Si-nai ! Trường hợp bài đọc trong Thánh Lễ chúa nhật hôm nay cũng thế. Ví dụ như điều về người ngoại kiều, sở dĩ bài quan tâm về số phận người ngoại kiều vì dân Ít-ra-en  đến vùng Pa-lét-tin, họ cho là đất ấy của họ, họ xem ai đến sau là những ngoại kiều. Tất cả những điều kiện ấy không trùng hợp trong sa mạc Si-nai thời Xuất Hành.  Một dân tộc sống về chăn nuôi du cư thì khác, một dân tộc đã định cư thì khác.

Thật ra, tất cả các luật lệ do ông Mô-sê ban hành và các người thế vị ông sau này vào những thời điểm khác nhau, trong điều kiện sống khác nhau, tất cả đều được gom góp lại điều này đến điều khác trong Thập Giới ( hay Mười Lời trong sa mạc Sinai) bởi vì các luật ấy là phần tiếp theo lô-gíc xuyên suốt các thế kỷ và sự tiến hóa của lịch sử Ít-ra-en.

Điều đáng chú ý thứ hai : Ít-ra-en  không phải là dân tộc đầu tiên và cũng không phải dân tộc duy nhất ban bố đạo luật. Ở Trung đông người ta tìm thấy những bộ luật lâu đời hơn thế nữa : ví dụ như ở Ua, quê quán ông Áp-ra-ham, có một bộ luật từ năm 2050 trước CN ; và bộ luật Hammourabi ( hiện được giữ tại bảo tàng viện Louvre, Paris), có từ khoảng năm 1750 trước CN. Những bộ luật ấy có nhiều điểm giống nhau, ngay cả cách phát biểu gọi là thần học nghi nghĩa ( Acuistique, ghi chú ND : một cách biện luận quá tinh tế ) : ví dụ như : « Nếu ngươi cho một người trong dân Ta, một người nghèo ở với ngươi vay tiền; Nếu ngươi giữ áo choàng của người khác làm đồ cầm…»  (c24.25) Nhưng điều thú vị cho chúng ta là những gì Lề Luật Ít-ra-en  mang lại cho các dân tộc lân cận.

Trong tất cả các nền văn minh, bộ luật nhằm bảo vệ kẻ yếu ; như thế không có gì lạ bộ luật Ít-re-en, như các bộ luật khác, bảo vệ cô nhi quả phụ, người ngoại kiều, kẻ vay nợ. Nhưng điều mới lạ là nền tảng của bộ Luật. Nền tảng của bộ luật Ít-ra-en dựa vào cuộc giải phóng khỏi Ai-cập, hay đúng hơn là hai trải nghiệm, thời nô lệ bên Ai-cập và sự cứu độ của Thiên Chúa. Và bởi  sự mặc khải của Chúa đã nghe lời kêu than của những kẻ bị hạ nhục, trả lại cho họ tự do và nhân phẩm, rất lô-gíc Ngài sẽ tiếp tục qua bộ luật bảo vệ những người bị hạ nhục. Vì thế tất cả các lề luật trong Thánh Kinh đều rải rác có những lời nhắc nhở : nhắc nhở những lúc đau khổ trong cảnh lưu đày, bị nhục mạ…nhắc nhở kỳ công Thiên Chúa cứu độ dân Ngài… Ví dụ như những từ ngữ đầu tiên sách Thập Giới không phải là một điều răn mà một lời nhắc nhở : « Ta là ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi, đã đưa ngươi ra khỏi đất Ai-cập, khỏi cảnh nô lệ» (Xh20, 2), hay nữa là : « Các ngươi thấy Ta đã xử với Ai-cập thế nào, và đã mang các ngươi như trên cánh chim bằng, mà đem đến với Ta» (Xh19, 4).

Sở dĩ Chúa cứu độ dân Ngài là vì Chúa đã nghe tiếng rên siết của những kẻ đau khổ : « Sau những năm dài ấy, vua Ai-cập qua đời. Con cái Ít-ra-en rên siết trong cảnh nô lệ. Họ ta thán, và tiếng họ kêu từ cảnh nô lệ đã thấu tới Thiên Chúa.24 Thiên Chúa đã nghe tiếng họ than van và Thiên Chúa nhớ lại giao ước của Người với các tổ phụ Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp» (Xh2, 23-24) ; trong giai đoạn bụi gai bốc cháy cũng như thế :« ĐỨC CHÚA phán: "Ta đã thấy rõ cảnh khổ cực của dân Ta bên Ai-cập, Ta đã nghe tiếng chúng kêu than vì bọn cai hành hạ. Phải, Ta biết các nỗi đau khổ của chúng.8 Ta xuống giải thoát chúng» (Xh3, 7, 8a)  

Đấy là nền tảng tất cả luật Ít-ra-en : Thiên Chúa nghe lời kêu than của kẻ khổ cùng, thấu biết những đau khổ của họ và vì thế bảo vệ họ. « vì Ta vốn nhân từ.», đấy là câu cuối của bài hôm nay, theo cách dịch của Pháp ngữ ( Compatissant) có nghĩa tuyệt vời, «  cùng khổ ».   

Đối với dân tộc ấy đã trải nghiệm thế nào là bị hạ nhục, không khó gì nay đặt mình vào vai trò người bị nhục mạ : « Người ngoại kiều, ngươi không được ngược đãi và áp bức, vì chính các ngươi đã là ngoại kiều ở đất Ai-cập» (c20), đấy là trong bài hôm nay. Sau đó vài câu, đề tài ấy được lặp lại : « Người ngoại kiều, các ngươi không được áp bức; chính các ngươi đã biết thân phận của người ngoại kiều, vì các ngươi đã là ngoại kiều ở đất Ai-cập.» (Xh23, 9). Nên hiểu : các ngươi không được áp bức một ai vì các người từng biết thế nào là bị áp bức. Không phải lý luận từ những tình cảm tốt đẹp mà là vấn đề trải nghiệm, đại loại như nói « bạn biết thế nào rồi, hãy đặt mình vào địa vị họ »

Nhân đây xin lưu ý một xác định : người ngoại kiều ở đây là những người cư ngụ lâu dài trong xứ, sinh sống ở đấy, không phải những người ngoại kiều chỉ đi qua, những du khách, được hưởng ân huệ hiếu khách truyền thống Trung Đông.   

Vài điều răn trong bài hôm nay nói lên cùng một lô-gíc ấy: hãy đứng vào địa vị, người nghèo, người mang nợ, cô nhi, quả phụ ; đừng ngược đãi họ vì Thiên Chúa nghe lời họ kêu than. Chúng ta còn đang trong giai đoạn đầu của mặc khải Thiên Chúa (ngay các bài này được viết sau ông Mô-sê) nhưng được biết Chúa quan tâm đến những đau khổ loài người, và Ngài đến cứu độ kẻ nghèo hèn và bị hạ nhục.

Nhưng than ôi, lúc bấy giờ còn phải hăm dọa để lề luật được tuân giữ : « Cơn giận Ta sẽ bốc lên, Ta sẽ cho gươm chém giết các ngươi» (c23). Một ngày kia sẽ đến, chúng ta đều biết, con người dần dần được Chúa dạy, không còn cần lời hăm đe, vì con người biết thấy nơi tha nhân là người anh em.

***

 

BÀI ĐỌC 1 (Xh 22, 20-26)

 

"Nếu các ngươi hà hiếp các cô nghi quả phụ, Ta sẽ nổi giận các ngươi."

Trích sách Xuất Hành.

 

20 Người ngoại kiều, ngươi không được ngược đãi và áp bức, vì chính các ngươi đã là ngoại kiều ở đất Ai-cập.

21 Mẹ goá con côi, các ngươi không được ức hiếp.

22 Nếu ngươi ức hiếp mà nó kêu cứu Ta, ắt Ta sẽ nghe tiếng nó kêu cứu.

23 Cơn giận Ta sẽ bốc lên, Ta sẽ cho gươm chém giết các ngươi: thế là vợ các ngươi sẽ thành goá bụa, và con các ngươi sẽ thành côi cút.

24 Nếu ngươi cho một người trong dân Ta, một người nghèo ở với ngươi vay tiền, thì ngươi không được xử với nó như chủ nợ, không được bắt nó trả lãi.

25 Nếu ngươi giữ áo choàng của người khác làm đồ cầm, thì ngươi phải trả lại cho nó trước khi mặt trời lặn.

26 Nó chỉ có cái đó để đắp, để làm áo che thân; nó sẽ lấy gì mà ngủ? Nó mà kêu cứu Ta, Ta sẽ nghe nó, vì Ta vốn nhân từ.

 

Điều nên lưu ý đầu tiên : không nên tin rằng ông Mô-sê truyền lại cho dân chúng cùng một lượt toàn bộ luật sau này được góp lại trong sách Xuất Hành. Trải dài nhiều thế kỷ và theo diễn tiến xã hội Pa-lét-tin, các điều luật của Ít-ra-en đã được cập nhật, cũng như bộ luật dân sự hay hình sự chúng ta cũng được thường xuyên thay đổi, bổ sung như vậy nhưng các thay đổi chỉ trong một bộ văn kiện và vẫn giữ nguyên tên. Nhưng những luật mới phản ảnh một văn cảnh mới, lúc luật ấy được ban hành ; những luật này đáp ứng những vấn đề mới, những hình thức mới của tội phạm : tất cả các luật lệ đều luôn luôn liên quan đến hoàn cảnh nhất thời !

Hãy lấy một ví dụ. Cứ tưởng tượng bạn đang đi trong hành lang một triển lãm tranh và mắt bạn dừng lại bức tranh vẽ cảnh Truyền Tin. Nếu Đức Trinh Nữ mặc y phục thời Canh Tân, bạn biết ngay người họa sĩ không sống thời Chúa Giê-su, vào thế kỷ thứ nhất vùng Pa-lét-tin …Cũng tương tự như thế, các điều luật được thảo ra thời gian lúc mới về vùng Pa-lét-tin phản ánh xã hội đương thời chứ không như bối cảnh xã hội thời Xuất Hành. Ví dụ như một điều luật cho trường hợp một : « kẻ trộm bị bắt quả tang đang lúc đào ngạch »(Xh22, 1) chắc chắn không cùng thời với lúc còn sống bằng lều trong sa mạc Si-nai ! Trường hợp bài đọc trong Thánh Lễ chúa nhật hôm nay cũng thế. Ví dụ như điều về người ngoại kiều, sở dĩ bài quan tâm về số phận người ngoại kiều vì dân Ít-ra-en  đến vùng Pa-lét-tin, họ cho là đất ấy của họ, họ xem ai đến sau là những ngoại kiều. Tất cả những điều kiện ấy không trùng hợp trong sa mạc Si-nai thời Xuất Hành.  Một dân tộc sống về chăn nuôi du cư thì khác, một dân tộc đã định cư thì khác.

Thật ra, tất cả các luật lệ do ông Mô-sê ban hành và các người thế vị ông sau này vào những thời điểm khác nhau, trong điều kiện sống khác nhau, tất cả đều được gom góp lại điều này đến điều khác trong Thập Giới ( hay Mười Lời trong sa mạc Sinai) bởi vì các luật ấy là phần tiếp theo lô-gíc xuyên suốt các thế kỷ và sự tiến hóa của lịch sử Ít-ra-en.

Điều đáng chú ý thứ hai : Ít-ra-en  không phải là dân tộc đầu tiên và cũng không phải dân tộc duy nhất ban bố đạo luật. Ở Trung đông người ta tìm thấy những bộ luật lâu đời hơn thế nữa : ví dụ như ở Ua, quê quán ông Áp-ra-ham, có một bộ luật từ năm 2050 trước CN ; và bộ luật Hammourabi ( hiện được giữ tại bảo tàng viện Louvre, Paris), có từ khoảng năm 1750 trước CN. Những bộ luật ấy có nhiều điểm giống nhau, ngay cả cách phát biểu gọi là thần học nghi nghĩa ( Acuistique, ghi chú ND : một cách biện luận quá tinh tế ) : ví dụ như : « Nếu ngươi cho một người trong dân Ta, một người nghèo ở với ngươi vay tiền; Nếu ngươi giữ áo choàng của người khác làm đồ cầm…»  (c24.25) Nhưng điều thú vị cho chúng ta là những gì Lề Luật Ít-ra-en  mang lại cho các dân tộc lân cận.

Trong tất cả các nền văn minh, bộ luật nhằm bảo vệ kẻ yếu ; như thế không có gì lạ bộ luật Ít-re-en, như các bộ luật khác, bảo vệ cô nhi quả phụ, người ngoại kiều, kẻ vay nợ. Nhưng điều mới lạ là nền tảng của bộ Luật. Nền tảng của bộ luật Ít-ra-en dựa vào cuộc giải phóng khỏi Ai-cập, hay đúng hơn là hai trải nghiệm, thời nô lệ bên Ai-cập và sự cứu độ của Thiên Chúa. Và bởi  sự mặc khải của Chúa đã nghe lời kêu than của những kẻ bị hạ nhục, trả lại cho họ tự do và nhân phẩm, rất lô-gíc Ngài sẽ tiếp tục qua bộ luật bảo vệ những người bị hạ nhục. Vì thế tất cả các lề luật trong Thánh Kinh đều rải rác có những lời nhắc nhở : nhắc nhở những lúc đau khổ trong cảnh lưu đày, bị nhục mạ…nhắc nhở kỳ công Thiên Chúa cứu độ dân Ngài… Ví dụ như những từ ngữ đầu tiên sách Thập Giới không phải là một điều răn mà một lời nhắc nhở : « Ta là ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi, đã đưa ngươi ra khỏi đất Ai-cập, khỏi cảnh nô lệ» (Xh20, 2), hay nữa là : « Các ngươi thấy Ta đã xử với Ai-cập thế nào, và đã mang các ngươi như trên cánh chim bằng, mà đem đến với Ta» (Xh19, 4).

Sở dĩ Chúa cứu độ dân Ngài là vì Chúa đã nghe tiếng rên siết của những kẻ đau khổ : « Sau những năm dài ấy, vua Ai-cập qua đời. Con cái Ít-ra-en rên siết trong cảnh nô lệ. Họ ta thán, và tiếng họ kêu từ cảnh nô lệ đã thấu tới Thiên Chúa.24 Thiên Chúa đã nghe tiếng họ than van và Thiên Chúa nhớ lại giao ước của Người với các tổ phụ Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp» (Xh2, 23-24) ; trong giai đoạn bụi gai bốc cháy cũng như thế :« ĐỨC CHÚA phán: "Ta đã thấy rõ cảnh khổ cực của dân Ta bên Ai-cập, Ta đã nghe tiếng chúng kêu than vì bọn cai hành hạ. Phải, Ta biết các nỗi đau khổ của chúng.8 Ta xuống giải thoát chúng» (Xh3, 7, 8a)  

Đấy là nền tảng tất cả luật Ít-ra-en : Thiên Chúa nghe lời kêu than của kẻ khổ cùng, thấu biết những đau khổ của họ và vì thế bảo vệ họ. « vì Ta vốn nhân từ.», đấy là câu cuối của bài hôm nay, theo cách dịch của Pháp ngữ ( Compatissant) có nghĩa tuyệt vời, «  cùng khổ ».   

Đối với dân tộc ấy đã trải nghiệm thế nào là bị hạ nhục, không khó gì nay đặt mình vào vai trò người bị nhục mạ : « Người ngoại kiều, ngươi không được ngược đãi và áp bức, vì chính các ngươi đã là ngoại kiều ở đất Ai-cập» (c20), đấy là trong bài hôm nay. Sau đó vài câu, đề tài ấy được lặp lại : « Người ngoại kiều, các ngươi không được áp bức; chính các ngươi đã biết thân phận của người ngoại kiều, vì các ngươi đã là ngoại kiều ở đất Ai-cập.» (Xh23, 9). Nên hiểu : các ngươi không được áp bức một ai vì các người từng biết thế nào là bị áp bức. Không phải lý luận từ những tình cảm tốt đẹp mà là vấn đề trải nghiệm, đại loại như nói « bạn biết thế nào rồi, hãy đặt mình vào địa vị họ »

Nhân đây xin lưu ý một xác định : người ngoại kiều ở đây là những người cư ngụ lâu dài trong xứ, sinh sống ở đấy, không phải những người ngoại kiều chỉ đi qua, những du khách, được hưởng ân huệ hiếu khách truyền thống Trung Đông.   

Vài điều răn trong bài hôm nay nói lên cùng một lô-gíc ấy: hãy đứng vào địa vị, người nghèo, người mang nợ, cô nhi, quả phụ ; đừng ngược đãi họ vì Thiên Chúa nghe lời họ kêu than. Chúng ta còn đang trong giai đoạn đầu của mặc khải Thiên Chúa (ngay các bài này được viết sau ông Mô-sê) nhưng được biết Chúa quan tâm đến những đau khổ loài người, và Ngài đến cứu độ kẻ nghèo hèn và bị hạ nhục.

Nhưng than ôi, lúc bấy giờ còn phải hăm dọa để lề luật được tuân giữ : « Cơn giận Ta sẽ bốc lên, Ta sẽ cho gươm chém giết các ngươi» (c23). Một ngày kia sẽ đến, chúng ta đều biết, con người dần dần được Chúa dạy, không còn cần lời hăm đe, vì con người biết thấy nơi tha nhân là người anh em.

***

 

BÀI ĐỌC 2 (1Tx 1, 5c-10)

 

"Anh em đã bỏ tà thần trở về với Thiên Chúa để phụng sự Người và để trông đợi Con của Người."

Trích thư thứ nhất của Thánh Phao-lô Tông đồ gửi tín hữu Thê- xa-lô-ni-ca.

 

Anh em biết, khi ở với anh em, chúng tôi đã sống thế nào để mưu ích cho anh em;

6 còn anh em, anh em đã bắt chước chúng tôi và noi gương Chúa, khi đón nhận lời Chúa giữa bao nỗi gian truân với niềm vui do Thánh Thần ban:

7 bởi vậy anh em đã nên gương cho mọi tín hữu ở miền Ma-kê-đô-ni-a và miền A-khai-a.

8 Quả thế, từ nơi anh em, lời Chúa đã vang ra, không những ở Ma-kê-đô-ni-a và A-khai-a, mà đâu đâu người ta cũng nghe biết lòng tin anh em đặt vào Thiên Chúa, khiến chúng tôi không cần phải nói gì thêm nữa.

9 Khi nói về chúng tôi, người ta kể lại chúng tôi đã được anh em tiếp đón làm sao, và anh em đã từ bỏ ngẫu tượng mà quay về với Thiên Chúa thế nào, để phụng sự Thiên Chúa hằng sống, Thiên Chúa thật,

10 và chờ đợi Con của Người từ trời ngự đến, người Con mà Thiên Chúa đã cho trỗi dậy từ cõi chết, là Đức Giê-su, Đấng cứu chúng ta thoát cơn thịnh nộ đang đến.

 

Thánh Phao-lô đi đến đâu cũng nghe nói về sự chiếu sáng của cộng đoàn mới mẻ tại Thê-xa-lô-ni-ca ; ngài suy ra cách rao giảng của ngài đã mang lại kết quả. Lời Chúa được đón nhận trong niềm vui  đã thay đổi từ chiều sâu tâm hồn người tín hữu thành Thê-xa-lô-ni-ca, và vì thế nhanh chóng họ trở nên một mẫu gương cho các cộng đồng khác…như quả bom.

Mặc dù những điều kiện cho sự hoán cải của họ không phải dễ. Thánh Phao-lô nói họ đón nhận Lời Chúa : « giữa bao nỗi gian truân » (c6). Thánh Phao-lô ngụ ý nói ở đây sự đối kháng của người Do Thái chống lại lời rao giảng của người Ki-tô. Chính Thánh Phao-lô, cùng với ông Sin-va-nô và Ti-mô-thê phải nếm mùi bị từ chối Tin Mừng của những kẻ các ngài muốn ưu tiên rao giảng. Bây giờ đến phiên giáo đoàn mới của thành Thê-xa-lô-ni-ca cầm lấy đuốc lửa bị bách hại ; nhưng họ bền đổ đứng vững như chính Chúa Ki-tô trước đây rồi sau đó là các Tông đồ. Đó là ý nghĩa câu : « còn anh em, anh em đã bắt chước chúng tôi và noi gương Chúa, khi đón nhận lời Chúa giữa bao nỗi gian truân với niềm vui do Thánh Thần ban:» (c6). Nhìn thoáng qua niềm vui là một yếu tố quan trọng để đón lấy Lời Chúa , niềm vui nội tâm ấy là dấu ấn của Chúa Thánh thần.

« và anh em đã từ bỏ ngẫu tượng mà quay về với Thiên Chúa thế nào, để phụng sự Thiên Chúa hằng sống, Thiên Chúa thật, » (c9) . Người ta tự hỏi ngẫu tượng này là gì ? Có thể là thần dân ngoại , có thể là ( đối với người Do Thái)hình ảnh sai lầm về Thiên Chúa. Thế nhưng thành phần cộng đoàn Thê-xa-lô-ni-ca vừa mới thành lập : theo sách Công vụ Tông đồ  rất đa dạng :  « Trong nhóm đó, có mấy người đã chịu tin theo và nhập đoàn với ông Phao-lô và ông Xi-la; một số rất đông những người Hy-lạp tôn thờ Thiên Chúa và không ít phụ nữ quý phái cũng làm như vậy.» (Cv17, 4)

Trước kia trước khi những nhóm khác nhau này được hóa cải họ thuộc nhiều giáo phái khác nhau ; không ai biết chính xác về các phụ nữ Thánh Phao-lô nói ở đây trước kia theo đạo nào, có thể trong các người phụ nữ này và những người Hy-lạp có những người trước kia thờ phượng những thần thánh dân ngoại ( có ít nữa hai mươi thần dân ngoại được thờ phượng ở vùng Thê-xa-lô-ni-ca này : các dấu vết của họ khắc trên các cột trụ). Nhưng những người Do Thái và Hy-lạp có tiếng là « tôn thờ Thiên Chúa »(Cv17, 17) không tôn thờ bụt thần theo hoàn toàn nghĩa đen : trái lại họ tôn thờ cùng một Thiên Chúa với Thánh Phao-lô, Chúa hằng sống của It-ra-en. Thế nhưng mặc dù thờ phượng Chúa It-ra-en cũng phải cần hoán cải : Thánh Phao-lô là người đã từng trải điều ấy ! Ngài cũng thế, từng là người Do Thái xác tín, từng thờ phượng Thiên Chúa It-ra-en thật và nay nhân danh những xác tín ấy và vì những ý tưởng của ngài về Thiên Chúa trước kia ngài bách hại Ki-tô hữu ; bây giờ Thánh nhân đã bước qua, có thể nói,  bên kia bờ rào, vì thế ngài biết rất rõ chuyện gì xảy ra. Đứng trước lời ra giảng của người Ki-tô, có những người đứng về phe Thánh Phao-lô trước khi được hoán cải, có người lại theo Thánh Phao-lô trên đường Đa-mát. Khoảng cách giữa hai phe là từ bỏ những thành kiến về Thiên Chúa trước kia, từ bỏ bụt thần và được mặc khải về Thiên Chúa thật, được thể hiện nơi Chúa Giê-su.

Trong bài này Thánh Phao-lô dùng một công thức vời : « quay về với Thiên Chúa »(c9), nghĩa đen là anh em quay mặt lại hướng về Thiên Chúa ; theo tiếng Hy-lạp Thánh Gio-an dùng những từ ngữ ấy để nói lên quan hệ và đối thoại không tì bóng, sự hiệp nhất giữa Chúa Cha và Chúa Con : «Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa. »(Ga1, 1). Bởi vì họ chấp nhận mở lòng cho lời người Tông đồ, dân thành Thê-xa-lô-ni-ca lãnh nhận ơn trở lại, quay đầu lại. Họ nữa, họ cũng như Chúa Ki-tô quay hướng về Thiên Chúa, điều này mang lại lòng can đảm. Như Thánh Gio-an nói trong Phần Mở Đầu : « Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa.»(Ga1, 12)     

Một lần nữa, chúng ta có thể nghĩ rằng Thánh Phao-lô còn nhớ những bài ca Người Tôi Trung trong sách Tiên tri I-sa-i-a lúc viết các câu sau đây : « ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng đã cho tôi nói năng như một người môn đệ, để tôi biết lựa lời nâng đỡ ai rã rời kiệt sức. Sáng sáng Người đánh thức, Người đánh thức tôi để tôi lắng tai nghe như một người môn đệ. ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng đã mở tai tôi, còn tôi, tôi không cưỡng lại, cũng chẳng tháo lui. Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật râu. Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ. Có ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng phù trợ tôi, vì thế, tôi đã không hổ thẹn, vì thế, tôi trơ mặt ra như đá. Tôi biết mình sẽ không phải thẹn thùng.»(Is50, 4-7)

Thánh Phao-lô nhận ra nơi các môn đệ của mình nơi thành Thê-xa-lô-ni-ca cùng một thái độ ấy : họ nhận Lời Chúa và múc lấy mãnh lực để chịu đựng mặc cho sự bách hại, vì Chúa đến cứu giúp họ. Kể từ nay họ tránh được « cơn thịnh nộ »(c10)  , bởi vì, như Thánh Gio-an nói : « Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ »(Ga3, 17) Và chính Thánh Phao-lô nói đoạn sau cũng trong thư này : « Vì Thiên Chúa đã không định cho chúng ta phải chịu cơn thịnh nộ, nhưng được hưởng ơn cứu độ, nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta»(1Th5, 9). Cơn thịnh nộ Thiên Chúa  là cách phát biểu ngày cánh chung. Đó là ngày Chúa giải thoát và làm biến đi những gì làm hại đến con người.

Kể từ nay, không phải sợ ngày phán xét Thiên Chúa nữa, trái lại mọi người nóng lòng thấy hoàn tất công trình Thiên Chúa. Nơi đây là - rất rõ nét trong Tân Ước, đặc biệt nơi Thánh Phao-lô - một yếu tố rất quan trọng trong đức tin Ki-tô giáo. Không phải một sự chờ đợi thụ động như chờ trên sân ga, nhưng chờ đợi nồng nhiệt, sốt sắng, như chúng ta nói mỗi ngày : « Chúng con nguyện danh Cha cả sáng,  Nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời »…chúng ta biết ý Cha như thế nào – vì vậy chúng ta hết lòng mong muốn – là Tin Mừng tình yêu được tuyên xưng và sống Tin Mừng ấy khắp mọi nơi và mọi người.

***

 

PHÚC ÂM ( Mt 22, 34-40)

 

Alleluia, alleluia!

- Nếu ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu thương người ấy, 
và chúng ta sẽ đến và ở trong người ấy. - 
Alleluia.

------------------

"Ngươi phải yêu mến Chúa, là Thiên Chúa ngươi, và yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi"

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Mát-thêu.

 

34 Khi nghe tin Đức Giê-su đã làm cho nhóm Xa-đốc phải câm miệng, thì những người Pha-ri-sêu họp nhau lại. –

35 Rồi một người thông luật trong nhóm hỏi Đức Giê-su để thử Người rằng:

36 "Thưa Thầy, trong sách Luật Mô-sê, điều răn nào là điều răn trọng nhất? "

37 Đức Giê-su đáp: "Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi.

38 Đó là điều răn quan trọng nhất và điều răn thứ nhất.

39 Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình.

40 Tất cả Luật Mô-sê và các sách ngôn sứ đều tuỳ thuộc vào hai điều răn ấy."

 

Thoáng đọc qua đoạn này, ta thấy không có gì mới lạ trong cách trả lời các người Pha-ri-sêu của Chúa Giê-su. Ai cũng biết hoàn toàn hai điều răn ấy, cả hai đều có trong Lề Luật Ít-ra-en : « Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, ngươi phải yêu người thân cận …Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi.» Điều răn này được viết trong sách Đệ Nhị Luật chương 6 ; điều này thuộc về kinh Tin Kính Ít-ra-en. Còn điều răn thứ hai  « Ngươi phải yêu đồng loại như chính mình» nằm trong sách Lê-vi ( Lv19, 18). Nhưng thế tại sao câu hỏi này của người Pha-ri-sêu và cách trả lời của Chúa Giê-su được Thánh sử Mát-thêu giới thiệu như một giai đoạn quan trọng trong cuộc tranh cãi giữa Chúa Giê-su và người Pha-ri-sêu?

Văn cảnh ở đây rất quan trọng: Trong Tin Mừng theo Thánh Mát-thêu chúng ta hiện còn trong thời gian giai đoạn chót giữa cuộc tiến vào Giê-ru-sa-lem vinh hiển và cuộc Thương Khó. Các cuộc tranh cải kế tiếp nhau giữa người đám đông nhận ra là Đấng Mê-si-a  và các giáo quyền tin rằng họ, và chỉ có họ mà thôi, mới có thẩm quyền nhận ra đấng Mê-si-a thật. Chúa Giê-su đã kể ba bài dụ ngôn ( bài hai người con và các người làm vườn sát nhân, và sau cùng là buổi tiệc cưới với người không mặc áo lễ cưới). Bây giờ đến lượt giáo quyền đặt lại ba câu hỏi, với ngụ ý gài bẫy Chúa : câu hỏi về nộp thuế cho Xê-da, câu về người chết sống lại và câu hôm nay: « Thưa Thầy, trong sách Luật Mô-sê, điều răn nào là điều răn trọng nhất? »  (c36)

Người ta hỏi Chúa về Lề Luật, Ngài trả lời bằng hai câu trong Lề Luật, nhưng Ngài không cho một thứ bậc nào giữa 613 điều răn, ngay cả hai câu này, vì dưới mắt Ngài là như nhau. Chúa cho rằng hai câu này tóm lại ý nghĩa tất cả các câu trong Lề Luật : « Tất cả Luật Mô-sê và các sách ngôn sứ đều tuỳ thuộc vào hai điều răn ấy."»(c40).

Thật đúng vậy, các ngôn sứ và các điều răn đều nói lên rõ ràng hai điều răn này. Đối với Lề Luật chỉ cần đọc lại bia Thập Giới mà chúng ta gọi là mười điều răn : các điều răn đối với Chúa Trời được theo ngay các điều răn đối với tha nhân. Toàn bộ Luật ( Bài đọc 1) khi nói đến cách đối xử với tha nhân - đặc biệt với người nghèo, cô nhi quả phụ và những người ngoại kiều - đều nói hãy tuân theo nhân danh Giao Ước với Thiên Chúa, Chúa mà ta phải yêu hết lòng hết sức hết linh hồn…

Các ngôn sử chỉ nhắc lại mối liên quan giữa hai điều răn. Ví dụ như trong sách Tiên tri I-sa-i-a : « Cách ăn chay mà Ta ưa thích chẳng phải là thế này sao: mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc, trả tự do cho người bị áp bức, đập tan mọi gông cùm?»(Is58, 6) Hay là trong sách Tiên tri Mi-kha : « Hỡi người, bạn đã được nói cho hay điều nào là tốt, điều nào ĐỨC CHÚA đòi hỏi bạn: đó chính là thực thi công bình, quý yêu nhân nghĩa và khiêm nhường bước đi với Thiên Chúa của bạn.»( Mk6, 8)

Tóm lại, trong Lề Luật cũng như theo các Ngôn sứ, bài học quan trọng nhất là : nếu anh em muốn là con cái Chúa đã cứu độ anh em, thì đến phiên anh em cũng phải là người giải thoát.  Điều này có nghĩa là câu  « ngươi phải yêu», đòi hỏi một thái độ thực tế, hơn chỉ là một tình cảm. Trên mọi phương diện ấy, các người Pha-ri-sêu hẳn đều đồng ý, nhưng đây câu hỏi khi nảy được đặt ra : tại sao phải tranh luận ?  Có thể tưởng tượng hai lý do.

Lý do thứ nhất, phải thoát ra khỏi não trạng lề luật. Các người Pha-ri-sêu suốt ngày cãi nhau xem điều răn nào là lớn nhất ; một khi có những gì xảy ra, bị bó buộc phải có thứ bậc giữa các điều răn. Câu hỏi của họ rõ ràng về điểm này : « Thưa Thầy, trong sách Luật Mô-sê, điều răn nào là điều răn trọng nhất? »(c36). Chúa Giê-su kêu gọi họ hoán cải hoàn toàn : đối với Chúa, không phải ở trong lĩnh vực tính toán, những gì phải làm mới đúng luật, ở đây chỉ có luật duy nhất là luật yêu thương. Thánh Phao-lô từng là người có trải nghiệm một người Pha-ri-sêu hoán cải, sau này viết cho tín hữu thành Rô-ma : «anh em không còn lệ thuộc vào Lề Luật, nhưng lệ thuộc vào ân sủng. »(Rm6, 14). Và nếu chúng ta đi vào lô-gíc của tình yêu, hai điều răn ấy như nhau, cả hai đều cùng bản chất. Lẽ dĩ nhiên, vì không có hai loại tình yêu, một tình yêu Thiên Chúa và một tình yêu tha nhân. Điều thứ hai này minh chứng cho điều thứ nhất ; như Thánh  Gio-an nói : «  Nếu ai nói: "Tôi yêu mến Thiên Chúa" mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy.»(1Ga4, 20)  

Lý do thứ hai, Chúa Giê-su trách họ làm hư hỏng Lề Luật. Có vài cách thực hành phản lại Lề Luật ; luật này Thiên Chúa trao ban để tìm con đường đi đến tự do và sự sống nhưng cũng có thể là con đường dẫn đến nô lệ, ngay cả đến chỗ chết : ví dụ như luật nghỉ ngày sa-bát dẫn tới bỏ rơi bệnh nhân hay một người sắp chết, điều này phản lại luật phục vụ tha nhân. Bằng chứng ngày nọ người Pha-ri-sêu trách các môn đệ Chúa bứt lúa, ăn trong một cánh đồng ngày Sa-bát : « Ông coi, các môn đệ ông làm điều không được phép làm ngày sa-bát! »và Chúa Giê-su trả lời họ : « Nếu các ông hiểu được ý nghĩa của câu này: Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế, ắt các ông đã chẳng lên án kẻ vô tội»   ( Mt12, 1-8) Vì thế, điều Chúa trách những người Pha-ri-sêu, nhân danh Lề Luật, là họ quên luật yêu thương.

Chắc chắn đây là một đề tài Thánh Mát-thêu rất quan tâm, ngài là người duy nhất trong các thánh sử trích hai lần câu của Tiên tri Hô-sê : « Ta muốn tình yêu chứ không cần hy lễ »(Hs6, 6) , và cũng chính ngài thuật lại bài dụ ngôn ngày phán xét cuối cùng : « Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.»(Mt25, 40)  

***

 

Tác giả: Marie-Noëlle Thabut
Nguồn: Sách L’ intelligence des Ecritures Socéval Editions


Dịch giả: E. Máccô Lương Huỳnh Ngân

Hiệu đính: Nguyễn Thế Hoằng.

 


Ý kiến của bạn


Mã an ninh
Click thay đổi mã khác

Copyright @ 2021 Cursillo Sài Gòn
Ban Biên tập trang Web Cursillosaigon.org
Email: cursillosg2015@gmail.com